Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

✨Lợi ích của ISO 14001

🌎ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường, giúp các tổ chức cải thiện hiệu suất môi trường thông qua việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và giảm thiểu chất thải, từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh và sự tin tưởng của các bên quan tâm.

💭Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 là gì?

💡Hệ thống quản lý môi trường giúp các tổ chức xác định, quản lý, giám sát và kiểm soát các vấn đề môi trường một cách “toàn diện”. Mỗi hệ thống quản lý khác nhau đều có một tiêu chuẩn ISO riêng, chẳng hạn như ISO 9001 về quản lý chất lượng và ISO 45001 về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, nhưng tất cả các tiêu chuẩn ISO đều sử dụng chung “Cấu trúc cấp cao”. Điều này giúp ISO 14001 dễ dàng tích hợp vào bất kỳ hệ thống quản lý ISO nào.

👉ISO 14001 có thể áp dụng với mọi loại hình và quy mô tổ chức: tư nhân, phi lợi nhuận hay chính phủ. Tiêu chuẩn này yêu cầu một tổ chức rà soát tất cả các vấn đề môi trường liên quan đến các hoạt động của tổ chức như: ô nhiễm không khí, các vấn đề về nước và nước thải, quản lý chất thải, ô nhiễm đất, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Tương tự như tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO, ISO 14001 cũng bao gồm cải tiến liên tục các hệ thống của tổ chức và tiếp cận các mối quan tâm về môi trường.

🌟ISO 14001:2015 là phiên bản mới nhất, với những cải tiến quan trọng như nâng cao tầm quan trọng của quản lý môi trường đối với quy trình lập kế hoạch chiến lược của tổ chức nhằm nâng cao hiệu suất môi trường.

✨Lợi ích của ISO 14001?

Có nhiều lý do tại sao một tổ chức nên áp dụng ISO 14001 để cải thiện kết quả hoạt động môi trường của mình. Nhiều báo cáo đã chứng minh rằng ISO 14001 giúp:

- Nâng cao sự tuân thủ các yêu cầu luật định và quy định hiện hành và tương lai

- Tăng cường sự cam kết của lãnh đạo và sự gắn kết của các nhân viên

- Cải thiện danh tiếng của công ty và niềm tin của các bên quan tâm thông qua chiến lược truyền thông

- Đạt được mục tiêu kinh doanh bằng cách kết hợp các vấn đề môi trường vào quản lý kinh doanh

- Mang lại lợi thế cạnh tranh và tài chính thông qua cải thiện hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí

- Khuyến khích hoạt động môi trường tốt hơn của các nhà cung cấp bằng cách tích hợp vào hệ thống kinh doanh của tổ chức

🎑Có nên chứng nhận ISO 14001 không?

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 không bắt buộc, cho dù các tổ chức không trải qua quy trình đánh giá chứng nhận nhưng chắc rằng các tổ chức vẫn sẽ gặt hái được nhiều lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Tuy nhiên, việc đạt được chứng nhận từ bên thứ ba – một tổ chức chứng nhận độc lập kiểm tra các hoạt động của bạn dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn – sẽ thể hiện rằng tổ chức đã thiết lập và thực hiện đúng các yêu cầu trong tiêu chuẩn cho khách hàng, nhà cung cấp và các bên quan tâm khác.

🏢Những doanh nghiệp đã thành công áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001

Các tổ chức sử dụng ISO 14001 đã đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực như giảm mức tiêu thụ năng lượng và nước, việc tiếp cận có hệ thống đối với việc tuân thủ pháp luật và hiệu suất môi trường tổng thể được cải thiện.

🥫Công ty Premier Foods

Tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan và nhân viên

“Kể từ năm 2001, chúng tôi đã sử dụng ISO 14001 để thực hiện những cải tiến lớn chẳng hạn như tăng tỷ lệ tái chế của tổ chức. Chúng tôi hiện đã áp dụng mô hình “Zero landfill” kể từ tháng 3 năm 2013 và đang tái chế và tái sử dụng 100 % chất thải tại địa điểm hoạt động. Chúng tôi đã tiếp tục cải thiện mối quan hệ của mình với những người hàng xóm vì họ có thể nhanh chóng phản hồi mọi vấn đề phát sinh cho chúng tôi. Hơn nữa, việc xây dựng các quy trình và bổ nhiệm các “Nhà vô địch xanh” (những người đặt môi trường làm mối quan tâm hàng đầu và có thể thúc đẩy các hành động xanh trong quá trình làm việc) giúp đảm bảo rằng các nhân viên đều quan tâm và nhận thức được các tác động tiềm tàng đối với môi trường.”- Richard Giles – Premier Foods, UK

Nhà máy sản xuất bánh mì của Premier Foods

🧱Công ty cổ phần UPCON

Thúc đẩy niềm tin và năng lực cạnh tranh

“UPCON cung cấp dịch vụ nâng hạ sàn bê tông chìm bằng phương pháp UPCON độc đáo của mình. Việc đạt được chứng chỉ ISO 14001 vào năm 2008 cho phép chúng tôi ghi lại hiệu quả các chi tiết về phương pháp của mình để tất cả nhân viên cùng chia sẻ và chuẩn hóa chất lượng công việc tại mọi lúc mọi nơi. Ngoài việc kiểm soát chất lượng chính xác giúp tăng khả năng cạnh tranh của chúng tôi, ISO 14001 còn củng cố niềm tin của chúng tôi vào phương pháp của mình khi chứng minh rằng phương pháp này tạo ra lượng khí thải CO2 ít hơn 90 % khi so sánh với phương pháp thay bê tông (Concrete replacement). Hơn nữa, kể từ khi được chứng nhận, sự gắn kết và động lực của nhân viên ngày càng tăng lên, thật nhẹ nhõm khi biết rằng họ đang đóng góp rất tích cực cho môi trường thông qua các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi.” - Nobukazu Matsudo – UPCON, Nhật Bản

🔥Cơ hội cuối cùng nhận ngay ưu đãi 10% khóa học cơ bản QC-FSMS-HSE Yellow Belt

✨Lịch khai giảng:

- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 07/05/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)

- Ca tối 246 (19h00-21h00): 22/05/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)

- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 11/06/2023 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)

* Mừng đại lễ 30/04 & 01/05 học phí ưu đãi giảm 10% chỉ còn 2.650.000 vnđ (đến hết ngày 01/05/2023)

-----------

𝐕𝐢ệ𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐂ứ𝐮 𝐐𝐮ả𝐧 𝐓𝐫ị 𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐔𝐂𝐈

☎️ Hotline: 0919.036.365 - 0909.037.365

🏢 Address: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1

🌐 Website: uci.vn

📧 Email: info@uci.vn

🌞Quản trị chất lượng toàn diện TQM

🎯Các nguyên tắc chính của TQM

🌻TQM (Total quality management – quản trị chất lượng toàn diện) là một hệ thống quản trị của một tổ chức định hướng vào khách hàng, cải tiến liên tục hệ thống quản trị dựa vào sự tham gia của tất cả nhân viên trong tổ chức. TQM áp dụng các chiến lược, dữ liệu và truyền thông hiệu quả để tích hợp nhận thức chất lượng vào văn hóa và hoạt động của tổ chức. Dưới đây là 8 nguyên tắc quản trị chất lượng toàn diện:

1. Định hướng vào khách hàng:

Khách hàng sẽ là người cuối cùng xác định mức độ chất lượng. Bất kể tổ chức làm gì để thúc đẩy cải tiến chất lượng—đào tạo nhân viên, tích hợp chất lượng vào quy trình thiết kế hoặc nâng cấp máy tính hoặc phần mềm—khách hàng sẽ xác định liệu những nỗ lực đó có xứng đáng hay không.

2. Sự tham gia của toàn bộ nhân viên:

Cần hướng tất cả các nhân viên tới mục tiêu chung. Quyết định trao quyền và cung cấp môi trường làm việc phù hợp của ban quản trị sẽ giúp nâng cao sự cam kết của các nhân viên bởi lẽ điều này sẽ giúp tinh thần làm việc được ổn định hơn. Các nhóm tự quản trị trong quá trình làm việc cũng là một hình thức trao quyền.

3. Lấy quy trình làm trọng tâm:

Một phần cơ bản của TQM là tập trung vào quy trình. Quy trình là một loạt các bước sản xuất ra sản phẩm, từ đầu vào cho đến đầu ra, từ việc nhập hàng từ các nhà cung cấp (nội bộ hoặc bên ngoài) cho đến khi biến chúng thành sản phẩm giao cho khách hàng (nội bộ hoặc bên ngoài). Các bước cần thiết để thực hiện quy trình được xác định và theo dõi hiệu suất liên tục để phát hiện sự bất thường.

4. Tích hợp hệ thống:

Mặc dù một tổ chức có thể bao gồm nhiều bộ phận chức năng khác nhau thường được tổ chức các phòng ban theo cấu trúc dọc, nhưng TQM lại chú trọng vào việc kết nối các phòng chức năng theo quy trình chiều ngang.

  • Các quy trình nhỏ sẽ bổ sung cho các quy trình lớn hơn và tổng hợp tất cả các quy trình lại thành quy trình kinh doanh cần thiết để xác định và hoạch định chiến lược. Mọi người cần phải hiểu tầm nhìn, sứ mệnh và các nguyên tắc hướng dẫn cũng như các chính sách, mục tiêu chất lượng và các quy trình quan trọng của tổ chức. Hơn nữa, hiệu quả kinh doanh cũng phải được theo dõi và truyền đạt liên tục.
  • Một hệ thống kinh doanh tích hợp có thể được mô phỏng theo các tiêu chí của Mô hình “Giải thưởng chất lượng Malcolm Baldrige” và/hoặc kết hợp các tiêu chuẩn ISO 9000. Mỗi tổ chức đều có một nền văn hóa làm việc riêng biệt nhưng sẽ rất khó để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chạm đến ngưỡng xuất sắc trừ khi tổ chức đã thúc đẩy phát triển tốt nền văn hóa về chất lượng trước đó. Theo đó, một hệ thống tích hợp kết nối các yếu tố cải tiến kinh doanh sẽ duy trì cải tiến liên tục, thậm chí tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt qua mong đợi của khách hàng, nhân viên và các bên liên quan khác.

5. Cách tiếp cận có hệ thống và chiến lược:

Cách tiếp cận có hệ thống và chiến lược để đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức là một phần quan trọng của hệ thống quản trị chất lượng. Quá trình này, được gọi là lập kế hoạch chiến lược hoặc quản trị chiến lược, bao gồm việc xây dựng một kế hoạch chiến lược chất lượng như một thành phần cốt lõi.

6. Cải tiến liên tục:

Đây chính là một khía cạnh thiết yếu trọng quản trị chất lượng. Cải tiến liên tục sẽ thúc đẩy một tổ chức vừa phân tích vừa sáng tạo trong việc tìm ra phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh đáp ứng mong đợi của các bên liên quan cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức so với đối thủ.

7. Ra quyết định dựa trên thực tế:

Để biết một tổ chức đang hoạt động tốt như thế nào, những số liệu đo lường hiệu quả kinh doanh là cần thiết. TQM yêu cầu một tổ chức liên tục thu thập và phân tích dữ liệu nhằm cải thiện độ chính xác của việc ra quyết định, đạt được sự đồng thuận và có thể thực hiện các dự doán dựa vào các dữ liệu cũ.

8. Truyền thông:

Truyền thông hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tinh thần và động viên nhân viên ở tất cả các cấp. Truyền thông là một yếu tố quan trọng đến chiến lược, phương pháp và tính kịp thời của tổ chức.

🎯Lợi ích của quản trị chất lượng toàn diện tqm

Lợi ích của tqm trong quản trị chất lượng toàn diện được tổng hợp lại như sau:

  • Củng cố, nâng cao vị thế cạnh tranh
  • Khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường cũng như các quy định về môi trường và các quy định khác của chính phủ
  • Nâng cao năng suất
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu
  • Loại bỏ các khuyết tật và lãng phí
  • Giảm chi phí và quản trị chi phí tốt hơn
  • Khả năng sinh lời cao hơn
  • Cải thiện sự tập trung và hài lòng của khách hàng
  • Tăng mức độ trung thành và tỉ lệ giữ chân khách hàng
  • Tăng cường an ninh công việc
  • Tinh thần làm việc của nhân viên được cải thiện
  • Nâng cao giá trị cổ đông và các bên liên quan
  • Các quy trình cải tiến và đổi mới.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

🌻10 điều vệ sinh an toàn thực phẩm


💰10 điều vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức WHO đưa ra như lời khuyên hỗ trợ làm giảm nguy cơ sống sót, sinh sôi của các mầm bệnh, vi khuẩn gây ô nhiễm thực phẩm, ngăn chặn những sai phạm phổ biến trong quá trình tiếp xúc với thực phẩm.
Dữ liệu của WHO thể hiện rằng chỉ một phần nhỏ các yếu tố liên quan đến xử lý thực phẩm là nguyên nhân góp phần gây ra phần lớn các bệnh do thực phẩm (foodborne disease) ở khắp mọi nơi. Các sai lầm phổ biến trong quá trình xử lý, chế biến và bảo quản thực phẩm thường là:
    • Nấu sẵn trước các món ăn nhưng chưa dùng kết hợp với việc vô tình bảo quản thức ăn ở nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và/hoặc hình thành độc tố;
    • nấu hoặc hâm lại thức ăn chưa đủ thời gian để giảm hoặc loại bỏ mầm bệnh;
    • lây nhiễm chéo; và
    • chưa vệ sinh sạch sẽ khi xử lý thực phẩm.

Điều 1. Lựa chọn thực phẩm an toàn

Trong các loại thực phẩm như trái cây và rau củ, dùng khi còn tươi (không cần chế biến) là tốt nhất, còn những loại khác đều cần trải qua bước chế biến qua trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho người tiêu thụ. Nên mua sữa tiệt trùng thay vì sữa tươi chưa qua xử lý và nếu có thể, hãy chọn gia cầm tươi hoặc đông lạnh đã được xử lý bằng bức xạ ion hóa. Khi mua, hãy luôn nhớ rằng các quy trình chế biến xử lý thực phẩm được tạo ra để cải thiện độ an toàn cũng như kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Cần rửa kỹ một số loại thực phẩm có thể ăn sống, chẳng hạn như rau diếp.

Điều 2. Nấu kỹ thức ăn

Nhiều loại thực phẩm tươi sống, đáng chú ý nhất là thịt gia cầm, thịt, trứng và sữa chưa tiệt trùng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Nấu chín kỹ thức ăn sẽ giúp tiêu diệt các mầm bệnh, nhưng hãy lưu ý rằng nhiệt độ của tất cả các phần phải đạt ít nhất 70°C. Ví dụ như thịt gà dù đã nấu chín nhưng phần gần xương vẫn còn sống, khi đó hãy cho gà trở lại lò nướng cho đến khi chín hoàn toàn. Ngoài ra, thịt, cá và gia cầm đông lạnh phải được rã đông hoàn toàn trước khi nấu.

Điều 3. Dùng thức ăn ngay khi đã nấu chín

Khi thức ăn đã nấu chín bị nguội (xấp xỉ nhiệt độ phòng), vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở. Để thức ăn càng lâu, rủi ro càng lớn. Vì thế, để đảm bảo an toàn, hãy ăn ngay khi đã nấu chín.

Điều 4. Bảo quản thức ăn chín cẩn thận

Nếu bạn phải nấu trước thức ăn hoặc muốn để dành lại thức ăn thừa, hãy đảm bảo bảo quản chúng ở điều kiện nóng (>= 60 °C) hoặc mát (<= 10 °C). Điều này rất quan trọng nếu bạn dự định lưu trữ thực phẩm trong thời gian dài (hơn 4 – 5 giờ). Đối với thực phẩm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là không nên để dành lại. Một sai lầm khá phổ biến, gây nên vô số trường hợp mắc các bệnh do thực phẩm, là để quá nhiều thức ăn nóng trong tủ lạnh. Khi tủ lạnh đang quá tải, nó sẽ không thể làm nguội mát các phần thức ăn đó như thường ngày. Khi phần chính giữa của những món ăn đó được giữ ấm (trên 10°C) quá lâu, vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển mạnh và nhanh chóng sinh sôi nảy nở đến mức gây bệnh.

Điều 5. Hâm nóng kỹ thức ăn đã nấu chín

Đây là biện pháp bảo vệ tốt nhất của bạn chống lại các vi khuẩn có thể đã phát triển trong quá trình bảo quản (bảo quản đúng cách làm chậm sự phát triển của vi sinh vật nhưng không giết chết các sinh vật này). Một lần nữa, hâm nóng kỹ lưỡng có nghĩa là tất cả các phần của món đó phải đạt ít nhất 70°C.

Điều 6. Tránh để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín

Thực ăn chín có thể ngay lập tức xảy ra tình trạng ô nhiễm chéo dù chỉ cần tiếp xúc nhỏ với thực phẩm tươi sống. Sự lây nhiễm chéo này có thể xảy ra trực tiếp, như khi để thịt gia cầm sống tiếp xúc với thức ăn chín, hoặc gián tiếp, ví dụ như sử dụng cùng bộ dao thớt để cắt thịt sống và thịt chín. Như vậy các loại vi sinh vật gây bệnh có thể bám lại vào các thực phẩm đã được nấu chín.

Điều 7. Rửa tay nhiều lần

Rửa tay thật sạch trước khi bắt đầu xử lý và chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn - đặc biệt nếu giữa chừng bạn phải thay tã cho em bé hoặc đi vệ sinh. Ngoài ra, cần rửa tay lại trước khi bắt đầu xử lý những loại thực phẩm khác, đặc biệt là sau khi chế biến các thực phẩm tươi sống như thịt, cá hoặc gia cầm. Và nếu bạn có vết thường ở tay, hãy nhớ băng lại trước khi chế biến thức ăn. Hãy lưu ý rằng những thú cưng trong nhà - chó, mèo, chim và đặc biệt là rùa - thường chứa mầm bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tay bạn vào thức ăn.

Quy trình rửa tay

Điều 8. Giữ cho bề mặt bếp luôn sạch sẽ

Do thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn nên bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thực phẩm đều phải được giữ sạch sẽ tuyệt đối. Khăn lau bát đĩa và dụng cụ nhà bếp nên được thay thường xuyên và luộc qua nước sôi mỗi khi sử dụng lại. Khăn lau sàn cũng cần được giặt sạch thường xuyên.

Điều 9. Bảo vệ thức ăn khỏi côn trùng, động vật gặm nhấm và các động vật khác

Các loài côn trùng và động vật thường xuyên mang trong mình vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, giữ thức ăn trong hộp kín là cách bảo vệ tốt nhất để ngăn cho thức ăn nhiễm mầm bệnh từ nguồn này.

Hộp bảo quản thực phẩm

Điều 10. Sử dụng nguồn nước an toàn

Lựa chọn nguồn nước cũng quan trọng đối với việc xử lý, chế biến thức ăn và nước uống. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ nguồn nước mình đang sử dụng, hãy đun nước thật sôi trước khi sử dụng để chế biến thức ăn hoặc làm đá để uống. Đặc biệt, hãy cẩn thận với bất kỳ nguồn nước nào dùng để nấu thức ăn cho trẻ sơ sinh.

An toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của mỗi con người. Các doanh nghiệp thực phẩm càng phải chú ý kỹ hơn vì chỉ có sản xuất ra thực phẩm sạch, chất lượng cao thì mới có thể bảo vệ người tiêu dùng, từ đó nâng cao uy tín hình ảnh thương hiệu. ISO 22000 & HACCP là tiêu chuẩn không thể thiếu khi có thể giúp các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn thông qua hệ thống giám sát quản lý các quy trình xử lý, chế biến thực phẩm một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

✨Quản trị chất lượng và những điều cần biết

💬Lý thuyết quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng được hiểu là quá trình giám sát các nhiệm vụ và hoạt động vận hành nhằm đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đạt được giá trị chất lượng tốt nhất. Quá trình bao gồm việc thiết lập các chính sách, kế hoạch, kiểm soát và đảm bảo nhằm theo dõi, đánh giá và cải tiến chất lượng liên tục. Vận dụng các nguyên tắc và công cụ quản trị chất lượng, các tổ chức có thể hướng đến mục tiêu cải tiến liên tục những sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng của mình.

💭Quản trị chất lượng là gì?

💎Quản trị chất lượng là tập hợp các yếu tố và công cụ được sử dụng để phân tích và theo dõi quá trình với mục tiêu hướng đến việc nâng cao và xây dựng tính nhất quán trong chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức.
💎Quản trị chất lượng hiệu quả là một quá trình cải tiến liên tục giúp tổ chức đáp ứng các tiêu chuẩn đã đặt ra dựa trên sự mong đợi của khách hàng. Quản trị chất lượng cho phép các tổ chức điều chỉnh khi ngành công nghiệp hoặc sự kỳ vọng của khách hàng thay đổi.


🧩Thành phần của quản trị chất lượng

Một giải pháp quản trị chất lượng lý tưởng phải đáp ứng các tiêu chí: đơn giản, hiệu quả, linh hoạt và được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu riêng của tổ chức. Để đáp ứng điều đó cần chú ý đến 4 thành phần thiết yếu của hệ thống quản trị chất lượng sau:

1. Kế hoạch chất lượng – Quality Planning

Lập kế hoạch sẽ xây dựng một phương hướng chung cho một hệ thống quản trị chất lượng. Điều này có hiệu quả khi liên kết với sứ mệnh và giá trị của một tổ chức. Lập kế hoạch sẽ giúp tổ chức tạo nên một kế hoạch hành động đặt ra các nhiệm vụ cụ thể giúp nhân viên có thể đáp ứng được các mục tiêu chất lượng.
🗎Kế hoạch bao gồm các khía cạnh sau:
- Kỳ vọng của khách hàng
- Tiêu chí thành công
- Các tiêu chuẩn
- Vai trò và trách nhiệm
- Quá trình phải tuân theo
- Kế hoạch cải tiến liên tục
- Đảm bảo về dự án
- Các biện pháp kiểm soát chất lượng
- Sự tương tác

2. Kiểm soát chất lượng – Quality Control

⚡Kiểm soát chất lượng liên quan đến việc kiểm tra và thử nghiệm các sản phẩm nhằm đảm bảo chúng đáp ứng các thông số kỹ thuật cũng như kỳ vọng của khách hàng. Các kỹ thuật được sử dụng cho việc kiểm soát chất lượng sẽ khác nhau dựa vào tính chất của sản phẩm. Ví dụ, tại một công trường xây dựng, việc kiểm soát chất lượng có thể bao gồm kiểm tra cường độ của bê tông, hoặc tại các xưởng chế tạo máy bay, chất lượng các mối hàn sẽ được ưu tiên kiểm tra. Các phần mềm ứng dụng và dữ liệu đều được kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ hoạt động theo kế hoạch, không để đứt bất kỳ một liên kết nào và từng phần của kế hoạch phải được thực hiện đúng như những gì đã định.

3. Đảm bảo chất lượng – Quality Assurance

🎯Đảm bảo chất lượng là con đường hiệu quả để phát triển tốt hình ảnh thương hiệu của một tổ chức, tạo cho khách hàng niềm tin về độ uy tín của thương hiệu. Thành phần này bao gồm việc hoạch định nên chiến lược quản trị chất lượng và các tiêu chuẩn của tổ chức trong các chiến dịch tiếp thị nhằm cho các cổ đông cũng như khách hàng hiểu được rằng chất lượng là ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Rõ ràng và minh bạch là yếu tố thiết yếu trong việc hợp tác, vì vậy cần cân nhắc chia sẻ chi tiết các quy trình quản trị chất lượng cho các cổ đông và đối tác.

4. Cải tiến chất lượng liên tục – Continuous Quality Improvement

🌈Cải tiến chất lượng không chỉ áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ mà còn cho các quy trình quản trị chất lượng. Nghiên cứu các giải pháp trong quá khứ sẽ giúp ích trong việc cải thiện hệ thống quản trị chất lượng. Thực hiện đánh giá những tổn thất, thiệt hại khi xảy ra lỗi về chất lượng trong quá khứ nhằm giúp tổ chức có cái nhìn sâu hơn về hiệu quả và lợi ích của hệ thống quản trị chất lượng. Xem xét các phát hiện để xác định và giải quyết nguyên nhân gốc rễ, có thể là do:
👉 Vấn đề thiết kế sản phẩm
👉 Việc nhập các nguyên vật liệu dưới tiêu chuẩn từ nhà cung cấp
👉 Cần điều chỉnh lại dây chuyền lắp ráp

Các nguyên tắc quản trị chất lượng

💠Nguyên tắc quản trị chất lượng là tập hợp các tiêu chuẩn, quy tắc và giá trị cơ bản được chấp nhận là đúng và có thể sử dụng làm nền tảng của các hệ thống quản trị chất lượng. Có 7 nguyên tắc quản trị chất lượng, thứ tự sau không đại diện cho sự ưu tiên của các nguyên tắc:
1. Hướng tới khách hàng
2. Sự lãnh đạo
3. Sự tham gia của mọi người
4. Tiếp cận quá trình
5. Cải tiến
6. Quyết định dựa trên sự kiện
7. Quản lý mối quan hệ
=========================
Tham gia vào khóa học QC Yellow Belt tại Viện UCI để nhận thêm nhiều kiến thức chuyên sâu bổ ích, hỗ trợ học viên trau dồi thêm các kinh nghiệm xây dựng hệ thống quản trị chất lượng cho doanh nghiệp.
Lịch khai giảng:
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 07/05/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)
- Ca tối 246 (19h00-21h00): 22/05/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 11/06/2023 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)
* Mừng đại lễ 30/04 & 01/05 học phí ưu đãi giảm 10% chỉ còn 2.650.000 vnđ (đến hết ngày 01/05/2023).

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

🏆Quy trình chứng nhận ISO

🎯Để có thể nhận chứng nhận ISO đòi hỏi các doanh nghiệp sẽ phải dành ra thời gian, nỗ lực và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý của mình. Nhưng chắc chắn doanh nghiệp sẽ cảm thấy hài lòng đối với những điều mà mình đã bỏ ra trong quá trình thực hiện các bước để đạt được chứng nhận iso. Nó không chỉ có lợi đối với chủ doanh nghiệp mà còn cho cả nhân viên và khách hàng.

👉Đạt được chứng nhận ISO cho thấy hệ thống và các quá trình đều đáp ứng đủ các điều kiện chất lượng, an toàn và hiệu quả của tiêu chuẩn. ISO 9001 tập trung vào việc giúp cho doanh hoạt động hiệu quả hơn nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.

💫Quy trình chứng nhận ISO khó thế nào?

Có rất nhiều câu hỏi và quan niệm sai lầm về việc đạt được chứng nhận ISO 9001. Từ việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đến đạt được chứng nhận thoạt nhìn có vẻ như sẽ rất khó và có nhiều quá trình không cần thiết, thế nhưng đạt được chứng nhận sẽ có nhiều lợi ích hơn mọi người nghĩ. Đạt được nhận thức về ISO 9001 chính là bước quan trọng nhất để có thể thành công trong việc xây dựng các quy trình thực hiện iso, vì chỉ khi bạn có đủ nhận thức điều mà ISO 9001 mang đến, các quá trình/ quy trình thực hiện iso sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.

🌟Các bước cơ bản để nhận chứng nhận ISO 9001

1. Tìm hiểu về iso 9001

2. Thực hiện và soạn tài liệu các tiêu chuẩn

3. Nhận đánh giá bởi các chuyên gia

4. Đạt được chứng nhận

Quy trình các bước để đạt được chứng nhận ISO

💭Quy trình chứng nhận iso hoạt động như thế nào?

Quy trình để được chứng nhận ISO 9001 khá đơn giản. Cho dù có nhiều yêu cầu và những thay đổi cần thực hiện, nhưng vẫn có cách đơn giản hóa làm cho các quy trình trông đỡ phức tạp hơn.

👉Doanh nghiệp có thể tuân theo 3 bước đơn giản hóa sau:

- Xem xét các quy trình hiện tại

- Lập, soạn thảo và lưu trữ văn bản, tài liệu các quy trình mới

- Cam kết thực hiện các quy trình

1. Xem xét các quy trình hiện tại

📂Các quy trình hiện có trước khi áp dụng iso 9001 trong doanh nghiệp có khả năng sẽ không đáp ứng được các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn. Vì vậy, để đạt được tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp sẽ cần phải xem xét và đánh giá lại các quá trình hiện tại của mình nhằm xác định chính xác những điều cần thay đổi và cải tiến khi xây dựng hệ thống. Sau khi đánh giá tình trạng hiện tại của hệ thống, doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn của ISO 9001, doanh nghiệp có thể tự thiết lập và thực hiện các quy trình mới hoặc có thể nhờ một tư vấn viên giúp đỡ.

2. Lập, soạn thảo và lưu trữ văn bản, tài liệu cho các quy trình mới

📑Những quá trình/quy trình mới phải được soạn và lưu trữ bằng văn bản đúng cách. Những tài liệu, văn bản này sẽ hỗ trợ cho các quản lý và nhân viên tương lai để có thể tuân theo các tiêu chuẩn do doanh nghiệp đặt ra giúp đẩy nhanh quá trình đào tạo.

3. Cam kết thực hiện các quy trình

💎Bằng cách soạn và lưu trữ các tài liệu, hồ sơ về các quy trình (đã được ISO chứng nhận) thể hiện rằng một doanh nghiệp có thể cam kết thực hiện chúng. Việc cam kết được xem là một trong những bước quan trọng nhất trong việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Khi doanh nghiệp thực hiện cam kết sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, các cấp quản lý cũng như sự hài lòng của khách hàng, từ đó hiệu suất của doanh nghiệp cũng được cải tiến.

💬Để đảm bảo tính cam kết của các doanh nghiệp, chứng nhận ISO 9001 của một doanh nghiệp sẽ được đánh giá lại mỗi 3 năm/lần.

🎯Cùng Viện UCI tham gia ngay vào khóa học ISO 9001:2015 để nâng cao nhận thức về ISO 9001, cột mốc đầu tiên để có thể giúp doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO!!!

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

 🔥Đừng bỏ lỡ 9 phương pháp cải tiến an toàn lao động trong xây dựng!!!

Hơn 10% công nhân gặp tai nạn và chấn thương hằng năm. Vì vậy, nhằm giảm thiểu tình trạng này, nhiều phương pháp tiếp cận cải thiện an toàn lao động đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng.

☀An toàn lao động là gì?

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

🛠An toàn lao động xây dựng

Xây dựng được biết đến là lĩnh vực có nhiều rủi ro tai nạn lao động chết người nhất, theo Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp (OSHA) thống kê có hơn 10% công nhân gặp tai nạn và chấn thương hằng năm. Nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn, nhiều phương pháp tiếp cận đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng.

🌠Các phương pháp tiếp cận cải thiện an toàn lao động xây dựng

Dựa trên thống kê từ các bài báo và kỷ yếu hội thảo đã xác định có 9 phương pháp tiếp cận nhằm cải thiện an toàn lao động trong xây dựng công trình.

🌻1. Lựa chọn nhân sự - Personnel Selection

Các nhà phân tích rủi ro từ đầu những năm 1920 đã nhận thấy rằng phần lớn những tai nạn xảy ra trong bất kỳ doanh nghiệp nào đều bắt nguồn từ một phần nhỏ nhân sự gây ra. Điều này có nghĩa là một vài nhân viên sẽ dễ bị tai nạn hơn những người khác. Các nhà nghiên cứu đã xác định các đặc điểm có thể xem xét trong việc sàng lọc các ứng viên, chẳng hạn như sự thích nghi của nhân sự, thích nghi xã hội, khả năng tự kiểm soát cảm xúc và hành vi, khả năng nhận thức hay sử dụng rượu và ma túy. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, nhiều nghiên cứu đã cho thấy đây là một phương pháp ít hiệu quả nhất để cải thiện an toàn lao động và đã có kết luận rằng các đặc điểm cá nhân của công nhân xây dựng không có tác động lớn trong các vụ tai nạn.

🌻2. Sự can thiệp công nghệ - Technological Intervention

Sử dụng công nghệ tự động hóa và thiết kế lại cơ sở toàn diện là các phương pháp ứng dụng sự can thiệp công nghệ nhằm giảm thiểu chấn thương trong xây dựng. Tuy nhiên, các vấn đề mới lại xảy ra khi một phương pháp tiếp cận mới được đưa vào sử dụng, việc tự động hóa các máy móc, thiết bị có thể giúp giảm tai nạn hiện có nhưng đồng thời lại tạo ra những loại tai nạn mới. Nhiều đề xuất đã được thực hiện để hạn chế tình trạng này như: lắp ráp nút dừng khẩn cấp, cảm biến phát hiện sự hiện diện của công nhân, hoặc tái thiết kế các khu vực làm việc chỉ sử dụng máy móc, loại bỏ hoàn toàn sự có mặt của con người trong quá trình làm việc hay ứng dụng robot trong việc lắp đặt ống dẫn trong xây dựng. Nhiều lợi ích từ phương pháp này cũng đã được ghi nhận, không chỉ tỷ lệ tai nạn lao động giảm mà các loại chi phí cũng được giảm do không cần phải tuân thủ các quy định an toàn một cách quá nghiêm ngặt.

🌻3. Điều chỉnh hành vi nhân sự - Behavior Modification

Các phương pháp phổ biến thường được áp dụng trong việc điều chỉnh hành vi bao gồm đào tạo kiến thức, thông tin và hành vi về an toàn lao động, tiếp theo sau đó sẽ là khoảng thời gian quan sát và phản hồi góp ý lại cho nhân viên. Nhân viên có thể nhận phản hồi trực tiếp từ người giám sát hoặc thông qua các bảng đồ thị được cập nhật thường xuyên tại nơi làm việc. Nhờ vào việc tập trung vào tâm lý của nhân viên tại nơi làm việc, cách tiếp cận hành vi đã trở thành một phương pháp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an toàn. Nghiên cứu cho thấy hành vi của công nhân chiếm tỷ lệ 94% nguyên nhân gây ra chấn thương và bệnh tật. Vì vậy, đây được coi là một phương pháp tiếp cận quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả an toàn tại nơi làm việc.

🌻4. Chiến dịch Áp phích - Poster Campaign

Theo kết quả nghiên cứu, chiến dịch áp phích (poster) an toàn có tác động tích cực đến hành vi và sự an toàn trong quá trình hoạt động. Tuy chiến dịch này không thể hỗ trợ trực tiếp ngăn ngừa tai nạn, nhưng vẫn có giá trị cao trong việc nâng cao nhận thức an toàn của người lao động, từ đó phòng ngừa, giảm thiểu các tai nạn có thể xảy ra. Vì vậy, nhằm nâng cao nhận thức của công nhân viên, Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Safety and Health Administration - OHSA) đã bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng poster về các biện pháp bảo vệ của Luật an toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 1970 (Occupational Safety and Health Act, 1970) và các sửa đổi của nó do Bộ Lao động (Department of Labor) ban hành.


🌻5. Vòng tròn chất lượng - Quality Circle

Vòng tròn chất lượng (hay còn được biết đến là Nhóm kiểm soát chất lượng) là một nhóm các nhân viên thực hiện các loại công việc tương tự hoặc liên quan đến nhau, những người ngày tự nguyện thường xuyên gặp gỡ để thảo luận, trao đổi về các vấn đề có ảnh hưởng dến công việc hoặc nơi làm việc của họ, nhằm mục đích hoàn thiện chất lượng công việc cũng như cải tiến môi trường làm việc. Dựa vào các khảo sát và các thực nghiệm, đã có kết luật rằng vòng tròn chất lượng trong xây dựng có vai trò vô cùng lớn trong việc cải thiện an toàn cho người lao động.

🌻6. Rèn luyện thể chất và Quản lý căng thẳng - Exercise and Stress Management

Việc tập luyện đã được chứng minh cho việc giúp giảm căng thẳng, chấn thương và bệnh tật. Nhiều công ty tại Mỹ đã lên lịch luyện tập khởi động cho các công nhân nhằm làm nóng các nhóm cơ trước khi làm việc, từ đó giúp giảm các loại chấn thương, đặc biệt là chấn thương ở lưng.

Các phương pháp quản lý căng thẳng cũng đã được ứng dụng thành công trong việc giảm stress và cải thiện thái độ làm việc, nhưng điều còn hạn chế chính là phương pháp này dạy cách đối phó với stress chứ không phải cách loại bỏ nó.

🌻7. Báo cáo các tai nạn "cận nguy" - Reporting Near-miss Accident (các trường hợp suýt xảy ra tai nạn hoặc xảy ra tai nạn nhưng không có thương tích, chấn thương)

Việc lập càng nhiều báo cáo các tai nạn "cận nguy" sẽ càng giúp doanh nghiệp có nhiều số liệu để phân tích và lập các biện pháp bảo hộ kịp thời. Kỹ thuật này được cho rằng có thể giúp ích cho việc phòng ngừa và kiểm soát việc xảy ra các tai nạn khác bằng cách nâng cao nhận thức an toàn của những công nhân khác. Tuy nhiên, cách tiếp cận này còn hạn chế khi việc đo lường trở nên khó khăn do mức độ xảy ra các sự cố "cận nguy" cao hơn.

🌻8. Môi trường an toàn - Safety Climate

Môi trường an toàn là giá trị cảm nhận về độ an toàn của một tổ chức tại một thời điểm, giá trị này có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ, ý kiến và hành động của những người lao động trong tổ chức và có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh và thời gian. Nghiên cứu cho rằng có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường an toàn chính là sự cam kết của ban lãnh đạo về an toàn và sự tham gia của nhân viên.

Một số công cụ đã được áp dụng để cải thiện giá trị về một "môi trường an toàn", số lượng lớn bảng khảo sát bằng câu hỏi đã được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường an toàn. Chủ đề phổ biến của bảng câu hỏi thường liên quan đến các quy tắc an toàn và thái độ của ban quản lý đối với sự an toàn của người lao động.

🌻9. Chấn thương bằng 0 - Zero Injury Technique

Dựa vào nghiên cứu của CII năm 1993, năm kỹ thuật tác động cao được thiết kế để giúp chủ sở hữu và nhà thầu đạt được mục tiêu không có tai nạn trong các dự án xây dựng của họ. Các kỹ thuật bao gồm: lập kế hoạch an toàn trước khi thực hiện dự án, định hướng và đào tạo về an toàn, các văn bản khuyến khích an toàn, cấm lạm dụng rượu và chất kích thích, và điều tra phân tích các tai nạn/sự cố. Sau đó, vào năm 2003, năm kỹ thuật này đã được xem xét lại trong một nghiên cứu khác liên quan đến tầm quan trọng của việc sử dụng một số kỹ thuật an toàn trong các dự án xây dựng. Những kỹ thuật này sau đó đã được phân loại thành 9 nhóm: cam kết của ban quản lý, bố trí an toàn cho nhân sự, lập kế hoạch (trước khi thực hiện dự án và nhiệm vụ), đào tạo an toàn (định hướng và đào tạo chuyên môn), sự tham gia của công nhân, đánh giá và công nhận/khen thưởng, quản lý các hợp đồng thầu phụ, thực hiện các cuộc điều tra tai nạn/sự cố, và kiểm tra nồng độ rượu và ma túy.

ISO 45001:2018 là một tiêu chuẩn không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp, tổ chức giảm thiểu rủi ro tai nạn sẽ xảy ra trong quá trình làm việc. Nay ISO 45001:2018 đã được tích hợp vào khóa học HSE Yellow Belt nhằm cung cấp cho học viên cái nhìn toàn diện trong việc phối hợp các hệ thống quản lý chất lượng khác như ISO 9001, ISO 14001, ISO 50001 khi xây dựng, thiết lập và vận hành hệ thống quản lý cho doanh nghiệp.

#antoanlaodong #antoanxaydung #hse

========

🎯Lịch khai giảng HSE Yellow Belt:

- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 𝟎𝟕/𝟎𝟓/𝟐𝟎𝟐𝟑 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)

- Ca tối 246 (19h00-21h00): 𝟐𝟐/𝟎𝟓/𝟐𝟎𝟐𝟑 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)

- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 𝟏𝟏/𝟎𝟔/𝟐𝟎𝟐𝟑 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)

🔥 Mừng đại lễ 30/04 & 01/05 học phí ưu đãi giảm 10% chỉ còn 𝟐.𝟔𝟓𝟎.𝟎𝟎𝟎 vnđ (đến hết ngày 01/05/2023).

----------------

𝐕𝐢ệ𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐂ứ𝐮 𝐐𝐮ả𝐧 𝐓𝐫ị 𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐔𝐂𝐈

☎️ Hotline: 0919.036.365 - 0909.037.365

🏢 Address: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1

🌐 Website: uci.vn

📧 Email: info@uci.vn


🥗 Các câu hỏi về ISO 22000:2018 (Phần 2)

7. Hệ thống ISO 22000 áp dụng trong lĩnh vực nào? (Phạm vi áp dụng của ISO 22000 với các loại hình doanh nghiệp)

Phạm vi của ISO 22000 cho biết tiêu chuẩn được áp dụng cho tất cả các tổ chức có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm (nhưng không giới hạn): nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà sản xuất thức ăn động vật, nông dân, nhà sản xuất nguyên liệu, nhà sản xuất thực phẩm, đại lý bán lẻ và tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối, nhà cung cấp thiết bị, làm sạch và khử trùng, vật liệu đóng gói và các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm khác.

8. Liệu một công ty sản xuất khăn giấy dùng 1 lần cho đồ gia dụng và tiếp xúc với thực phẩm có khả năng nhận chứng nhận ISO 22000 không?

Câu trả lời là có. Do vài vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, tiêu chuẩn PRP (Prerequisite Program - Chương trình tiên quyết) thích hợp là ISO/TS 22002-4 về Sản xuất bao bì thực phẩm.

9. Làm thế nào để tìm được hướng dẫn bổ sung cho tiêu chuẩn ISO 22000?

Các ủy ban phát triển tài liệu bộ tiêu chuẩn ISO 22002 đã xây dựng một sổ tay hướng dẫn (Handbook) mới để phù hợp với phiên bản mới nhất ISO 22000:2018.
Bộ tiêu chuẩn ISO/TS 22002 được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu chuẩn ISO 22000 nhưng chính bộ tiêu chuẩn đó cũng không cung cấp hướng dẫn bổ sung cho ISO 22000.

10. Liệu các doanh nghiệp nhỏ có thể áp dụng ISO 22000 mà không xảy ra tình trạng "quá tải công việc" ("administration overload")?

ISO 22000 được thiết kế để sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào (quy mô lớn hay nhỏ) trong chuỗi thực phẩm. Các yêu cầu đặt ra trong tài liệu đều là yêu cầu chung và mỗi tổ chức được “tự do” sử dụng các nguồn lực của mình để tuân thủ tiêu chuẩn đó. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cung cấp tính linh hoạt hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu về tài liệu an toàn thực phẩm so với phiên bản trước.

11. Doanh nghiệp có cần phải xem xét những vấn đề khác ngoài An toàn thực phẩm (Food Safety) không?

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tuy nhiên, vì tất cả các Tổ chức liên quan đến thực phẩm đều có hoạt động kinh doanh (địa phương hoặc quốc tế), nên các tổ chức tuân thủ ISO 22000:2018 sẽ cần xác định các bên quan tâm cũng như mong muốn của tổ chức, đồng thời, tổ chức cũng cần nhận diện và xác định các cơ hội và mối đe dọa có thể phát sinh từ hoạt động của tổ chức (ngoài các mối nguy về an toàn thực phẩm).

12. Lợi ích của ISO 22000

Các quy tắc và quy định của ISO 22000 sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của mỗi cá nhân:
- Có được việc làm chất lượng hơn trong ngành thực phẩm.
- Cải thiện việc sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý trên toàn thế giới.
- Tăng lợi nhuận công ty.
- Tiềm năng tăng trưởng kinh tế.
- Đảm bảo thực phẩm an toàn hơn.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng thực phẩm (Foodborne disease).
- Tài liệu về kỹ thuật, phương pháp và quy trình được soạn thảo hiệu quả hơn.
- Chính phủ cũng sẽ nhận được những lợi ích to lớn, như kiến ​​thức khoa học và công nghệ, hỗ trợ xây dựng phát triển luật pháp về sức khỏe, an toàn và môi trường. Những lợi ích này cũng sẽ cung cấp một cách để đào tạo và phát triển nhân viên thực phẩm.



Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

 

☘Các câu hỏi về ISO 22000:2018 (Phần 1)

🍀Doanh nghiệp của bạn muốn xây dựng hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn thắc mắc về các điều khoản trong tiêu chuẩn? Sau đây sẽ là các câu hỏi thường gặp về ISO 22000:2018 được trả lời từ Hội đồng chuyên gia ISO.


1. ISO 22000 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 22000 (Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm - Các yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm) là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu cho một hệ thống quản lý An toàn thực phẩm.

2. Ai là người phát triển ISO 22000?

Tài liệu ISO 22000 được phát triển bởi một nhóm nghiên cứu (WG 8) dưới sự kiểm soát của Ban Kỹ thuật 34 (Các loại thực phẩm) của ISO. Nhóm nghiên cứu này là tiểu ban (sub-committee) (SC 17) của Tổ chức ISO. Tiểu ban này chịu trách nhiệm cho việc quản lý bộ tiêu chuẩn ISO 22000.

3. Tính rõ ràng của quá trình phát triển tiêu chuẩn ISO 22000? Tôi có thể tham gia không?

ISO phát triển những tiêu chuẩn dựa trên quá trình minh bạch, rõ ràng. Nhóm Nghiên cứu phát triển được tiến hành tại 2 cấp: cấp quốc gia và cấp quốc tế. Tại cấp quốc gia, các tiêu chuẩn được phát triển bởi các nhóm ủy ban. Các nhóm này chịu trách nhiệm cho việc chọn ra các đại biểu để tham dự các cuộc họp quốc tế. Nếu bạn muốn tham gia vào công cuộc phát triển các tiêu chuẩn của bộ ISO 22000, vui lòng liên hệ với các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Điểm khác nhau giữa ISO 22000 và ISO 9001?

ISO 22000 đặc biệt được phát triển để dễ dàng tích hợp với hệ thống quản lý ISO 9001. Cả hai tiêu chuẩn đã được viết bằng Cấu trúc cấp cao (High Level Structure) (xem câu hỏi bên dưới) để tạo thuận lợi cho việc tích hợp các hệ thống quản lý. Các yếu tố hệ thống quản lý của tiêu chuẩn phần lớn đều có câu từ tương đương ISO 9001, chỉ có một số yếu tố nhỏ được sửa đổi nhằm cụ thể hóa về nội dung an toàn thực phẩm. ‘Điều 8, liên quan đến các hoạt động vận hành trong ISO 9001 đã được thay thế trong ISO 22000 theo các nguyên tắc HACCP của CODEX – nhưng được trình bày dưới hình thức khác nhằm xây dựng tính nhất quán với phần còn lại của tiêu chuẩn ISO 22000 và khái niệm tổng thể về kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm. Ngoài ra, ISO 9001 tập trung vào chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ trong đó ISO 22000 tập trung vào an toàn thực phẩm trong chuỗi thực phẩm.

5. ISO 22000 có thể áp dụng tích hợp với các hệ thống quản lý khác được hay không?

Một tổ chức có thể chọn tích hợp bất kỳ hệ thống quản lý nào, chẳng hạn như ISO 9001, ISO 14001 hoặc ISO 45001. ISO đã phát triển một cấu trúc và văn bản chung cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý để đảm bảo rằng việc xây dựng tiêu chuẩn hệ thống quản lý được thực hiện một cách dễ dàng nếu việc áp dụng tích hợp nhiều tiêu chuẩn trong một hệ thống được xem là cần thiết. Cấu trúc này được gọi là Cấu trúc cấp cao (High Level Structure) của Hệ thống Quản lý chất lượng ISO.

6. Như thế nào là "được giáo dục, đào tạo và/hoặc có kinh nghiệm thích hợp"? (Điều khoản 7.2b) - Điều đó có nghĩa là những nhân viên đó cần có bằng cấp liên quan đến khoa học thực phẩm chăng? (Câu hỏi phiên bản 2018)

Không, điều này phụ thuộc vào tổ chức áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000, tổ chức sẽ đánh giá liệu rằng việc đào tạo, trình độ học vấn và kinh nghiệm như thế nào sẽ phù hợp với mục đích sử dụng và đáp ứng được các yêu cầu, mục đích mà tổ chức đề ra. Tổ chức có thể sử dụng cách thức và quá trình của riêng mình để lựa chọn và đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết. Điều khoản được áp dụng cho tất cả nhân viên và các cá thể đã ký hợp đồng chịu trách nhiệm quan trọng đối với an toàn thực phẩm và/hoặc đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

======

🎯Tham gia ngay khóa học FSMS Yellow Belt tại Viện UCI để nhận được thêm nhiều kiến ức bổ ích khác.

Lịch khai giảng:

- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 07/05/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)

- Ca tối 246 (19h00-21h00): 22/05/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)

* Mừng đại lễ 30/04 & 01/05 học phí ưu đãi giảm 10% chỉ còn 2.650.000 vnđ (đến hết ngày 01/05/2023).

----------------

𝐕𝐢ệ𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐂ứ𝐮 𝐐𝐮ả𝐧 𝐓𝐫ị 𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐔𝐂𝐈

☎️ Hotline: 0919.036.365 - 0909.037.365

🏢 Address: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1

🌐 Website: uci.vn

📧 Email: info@uci.vn