Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

🔥 Muốn nâng cấp kỹ năng giải quyết vấn đề? Hãy đọc ngay bài viết này!!!

 

Vấn đề là gì?

💭Một vấn đề là một tình huống, có số lượng hoặc không có số lượng, mà một cá nhân hoặc nhóm người được yêu cầu phải giải quyết. Vấn đề là một cơ hội để cải thiện, là sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn, là kết quả của việc nhìn nhận một sự việc không hoàn thiện trong hiện tại và sự tin tưởng vào khả năng có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn.

Phân loại vấn đề

Phân loại theo độ khó giải quyết của vấn đề

👉 Vấn đề đơn giản: vấn đề được xác định rõ ràng, nó có tính lặp đi lặp lại và có một nguyên nhân duy nhất, nguyên nhân này có những giải pháp có thể đánh giá được hoàn toàn về ảnh hưởng của nó đối với vấn đề.
👉 Vấn đề phức tạp: vấn đề không được xác định rõ ràng, có tính độc nhất, không bình thường hoặc mới lạ, có nhiều nguyên nhân gây ra đồng thời các giải pháp giải quyết vấn đề sẽ thay đổi, ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi của vấn đề.

✨Phân loại theo dạng vấn đề

- Vấn đề nghiên cứu;
- Vấn đề kiến thức;
- Vấn đề sai sót, lỗi;
- Vấn đề toán học;
- Vấn đề nguồn lực: tài chính, tiền bạc, con người, thời giản…;
- Vấn đề xã hội;
- Vấn đề thiết kế;

Giải quyết vấn đề

💬Giải quyết vấn đề là một quá trình, một hoạt động, qua đó một giá trị tốt nhất được xác định cho một ai đó, phụ thuộc vào một tập hợp các điều kiện. Nó là một phương tiện mà qua đó, một cá nhân sử dựng kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của một tình huống không quen thuộc. Giải quyết vấn đề là sự kết hợp của kinh nghiệm, kiến thức, quá trình và nghệ thuật.
💡Khi tiến hành giải quyết vấn đề, người ta sử dụng các phương pháp có đặc điểm chung hoặc không theo thể thức nào để tìm ra các giải pháp cho vấn đề. Thuật ngữ giải quyết vấn đề được sử dụng trong nhiều ngành, đôi khi với các quan điểm khác. Ví dụ, trong tâm lý học, giải quyết vấn đề ám chỉ đến một trạng thái ước muốn để đạt một mục đích nhất định từ một điều kiện hiện tại còn chưa đi đến đích. Trong ngành này, giải quyết vấn đề là phần kết thúc của một quá trình lớn hơn bao gồm tìm kiếm vấn đề, định hình vấn đề và kết thúc vấn đề. Giải quyết vấn đề được xem như là quá trình nhận thức cấp độ cao với yêu cầu sự uốn nắn và kiểm soát các thói quen hàng ngày hoặc các kỹ năng cơ bản. Trong kỹ thuật, giải quyết vấn đề được sử dụng khi các sản phẩm hoặc các quá trình bị hỏng hoặc thất bại, vì thế cần phải thực hiện sửa đúng nhằm ngăn chặn các hư hỏng hoặc thất bại khác. Giải quyết vấn đề cũng có thể được áp dụng cho một sản phẩm hoặc một quá trình trước khi hư hỏng, thất bại xảy ra. Ví dụ, có thể tiên đoán, phân tích và làm dịu để một vấn đề tiềm tàng không thực sự xảy ra.
🧩Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc, bởi vì cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta cần phải giải quyết. Trong thực tế không có vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề.
🌞Khi gặp vấn đề, con người thường có những biểu lộ cảm xúc và hành vi rất khác nhau, có người cảm thấy lo lắng, chán nản, có người muốn buông xuôi nhưng cũng có người lại chấp nhận. Tuy nhiên, bản chất cuộc sống là tính có vấn đề, nếu không được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề thì nhiều người sẽ dễ mất định hướng, thất bại trong các mối quan hệ, trong học tập, trong công việc,… thậm chí tìm đến cách giải quyết tiêu cực để né tránh vấn đề. Vì vậy việc rèn luyện về kỹ năng giải quyết vấn đề là điều vô cùng cần thiết. Những nội dung cơ bản về giải quyết vấn đề trong kỹ thuật được trình bày dưới đây.

Quy trình và các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề

🌈Các bước giải quyết vấn đề

1. Nhận diện đúng vấn đề cần giải quyết.
2. Xác định đúng những nguyên nhân tạo ra vấn đề đó.
3. Tìm ra được nhiều các giải pháp thiết thực và khả thi để giải quyết vấn đề đó.
4. Ra quyết định để lựa chọn một giải pháp phù hợp có thể giải quyết được vấn đề đặt ra.
5. Kiên trì, quyết tâm thực hiện các giải pháp cho đến khi thu được kết quả mong muốn.

💠Những kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề

👉 Kỹ năng phân tích: Dùng kỹ thuật logic để xác định vấn đề cần phân tích, xác định mục tiêu, xác định các mối quan hệ và chia nhỏ vấn đề ra từng phần.
👉 Kỹ năng tổng hợp: Dùng phương pháp luận sáng tạo để phát triển các ý tưởng và đánh giá các ý tưởng bằng phân tích khi đã có đủ các ý tưởng.
👉 Kỹ năng ra quyết định: Dùng kỹ thuật logic để so sánh các ý tưởng và lựa chọn ý tưởng tốt nhất.
👉 Kỹ năng khái quát hoá: Trừu tượng hoá các vấn đề cụ thể trợ giúp việc phân tích, tổng hợp và ra quyết định.

💥Hãy cùng Viện UCI nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề với những phương pháp chọn lọc (phương pháp 5W1Hbiểu đồ xương cá,...) cùng với đội ngũ giảng viên với dày dặn kinh nghiệm với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực quản trị, đánh giá chất lượng. Nâng cấp bản thân cùng khóa học QC Yellow Belt tại Viện UCI để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích!!!

====
🎯Lịch khai giảng khóa học QC Yellow Belt:
✅ Ca tối 246 (19h00-21h00): 22/05/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)
✅ Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 11/06/2023 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)
✅ Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 02/07/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)
🔥 Học phí: 2.950.000 vnđ/học viên (đã bao gồm VAT, tài liệu)
-----
𝐕𝐢ệ𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐂ứ𝐮 𝐐𝐮ả𝐧 𝐓𝐫ị 𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐔𝐂𝐈
☎️ Hotline: 0919.036.365 - 0909.037.365
🏢 Address: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1
🌐 Website: uci.vn
📧 Email: info@uci.vn

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

🎯QC là gì? Những khó khăn cần lưu ý trong 4 giai đoạn hình thành Nhóm chất lượng!!

✨Kiểm tra chất lượng – QC (Quality Control)

Kiểm tra chất lượng đã hình thành ngay từ thời cách mạng công nghiệp. Các tổ chức thanh tra đã lần lượt ra đời. Vào những năm 1990, khi tổ chức thanh tra phát triển, thì việc thanh tra kỹ thuật được tổ chức chặt chẽ hơn. Thanh tra viên báo cáo cho trưởng thanh tra, trưởng thanh tra báo cáo cho giám đốc xí nghiệp.
📊Vào những năm 1920, công cụ SPC (Statistical Process Control) đã được sử dụng ở nhiều công ty Mỹ và Tây Âu. Năm 1924 W. Shewhart đã lập Biểu đồ kiểm soát (Control Charts). Năm 1930, H. F. Dodge và H. C. Roming đã lập ra bảng mẫu (Sampling Tables) dùng kiểm tra. Đồng thời việc kiểm tra chất lượng ở các công ty được tổ chức lại. Chức vụ Tổng thanh tra được đặt ngang hàng với giám đốc sản xuất.
👉Trong và sau đại chiến thế giới thứ 2, vai trò của QC ngày càng gia tăng. Thanh tra càng mạnh bao nhiêu thì chất lượng càng tăng bấy nhiêu. Hầu như tất cả mọi người trong xí nghiệp từ kỹ sư thiết kế, kỹ sư sản xuất, những công nhân, các thanh tra viên, các kiểm soát viên đều ủng hộ hệ thống QC.

🌟So sánh mô hình kiểm tra chất lượng giữa TQC (Mỹ) - CWQC (Nhật)

 

TQC của Mỹ

CWQC của Nhật

1Chất lượng và nội dung của sản phẩm phải thoả mãn các chỉ tiêu kỹ thuật đề ra khi thiết kếGiống của Mỹ
2Chất lượng phụ thuộc vào tất cả các khâu của chu kỳ sống của sản phẩmGiống của Mỹ
3Đích của chất lượng là tỷ lệ phế phẩm thấp nhấtChất lượng là hoàn thiện, cố gắng đạt tới không có hư hỏng
4Đích của chát lượng là đạt được một năm tài khoá đúng hạn, có lợi nhuậnCải tiến không ngừng/ không phải mỗi năm một lần/ mà tất cả mọi lúc để nâng cao hiệu quả.
5Có mức tối ưu về chất lượng, vì người tiêu dùng không trả tiền cho mức cao hơn của thị trườngNâng cao chất lượng thường xuyên sẽ làm gia tăng lợi nhuận và khích lệ nhu cầu mới của thị trường.
6QC được tiến hàng bởi các thanh tra viên trong quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùngMỗi công nhân đều có trách nhiệm thanh tra, ngay cả khi ngừng máy để sửa chữa các sản phẩm khuyết tật.
7Sử dụng phương pháp chọn mẫu thống kê để thanh tra lô sản phẩm đã được sản xuấtTrong khi sản xuất, thanh tra ngay chi tiết bị hư hỏng, sửa chữa ngay. Sử dụng triệt để khái niệm “đúng thời hạn”
8Mức chất lượng chấp nhận AQL (Acceptable Quality Levels) dựa trên bảng mẫu, tính theo phần trăm số sản phẩm sản xuất raHầu như không chấp nhận tỷ lệ như hỏng, hoặc tỷ lệ không chấp nhận phải tính theo phần triệu đơn vị sản phẩm sản xuất ra.
9Phòng QC chịu trách nhiệm về thử nghiệm, thanh traPhòng QC là người hướng dẫn nghiệp vụ để tất cả công nhân tư thử nghiệm và thanh tra.
10Có một đội ngũ công nhân chuyên sửa chữa lại các sản phẩm hỏngChính công nhân chịu trách nhiệm về vệ sinh, sạch sẽ và cả điều kiện khi làm việc.
11Đốc công, thanh tra viên có trách nhiệm về vệ sinh, sạch sẽ điều kiên làm việc của xí nghiệpChính công nhân chịu trách nhiệm về vệ sinh, sạch sẽ và cả điều kiện khi làm việc.

🌈Các giai đoạn hình thành Nhóm chất lượng

Giai đoạn

Hoạt động

Lực cản trở

Khởi đầuĐưa ra công khai
Nhận người tự nguyện
Huấn luyện
Tỷ lệ tự nguyện thấp.
Vốn không phù hợp.
Không có khả năng học tập theo nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Giải quyết khó khăn ban đầuNhận dạng khó khăn và những vấn đề cần giải quyếtBất đồng về nhiều vấn đề. Thiếu hiểu biết về vận hành, hạn chế.
Thực hiệnCác nhóm hành động theo những đề nghị đã nêu raSự chống lại của các nhóm khi họ buộc phải thi hành
Mở rộng vấn đề giải quyếtHình thành những nhóm mới. Các nhóm cũ vẫn hoạt độngXung đột giữa thành viên và những người không phải thành viên. Chi phí không đủ. Muốn có thưởng…

Sau giai đoạn này, có thể có 2 chiều hướng:
-Số các nhóm suy giảm, một số tan rã, bị chỉ trích
-Do ảnh hưởng tốt nên phong trào phát triển nhanh.

🌠Tổng kết

- QC và TQC đều là những công cụ nhằm đạt tới mục tiêu 3P của QCS.
- Có thể ở nước ta, trong nhiều năm, người ta quan niệm và tổ chức QC hay KCS chưa đúng với chức năng thực sự của nó.
- Căn cứ vào các giai đoạn phát triển của QCS, kết hợp với thực tiễn Việt Nam, có thể và rất cần áp dụng dần dần TQC vào sản xuất và kinh doanh.

💬Ý kiến về TQC

1. Năm 1979, Chủ tịch Công ty Nippon Steel, ông Mankichi Tateno, tuyên bố công ty của ông sắp sửa áp dụng TQC. Ông đưa ra 3 mục tiêu của TQC là:
- Cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng và đạt được sự tín nhiệm của khách hàng.
- Giúp công ty làm ăn sinh lợi bằng các biện pháp như cải tiến phương thức làm việc. làm giảm khuyết tật, hạ thấp chi phí, giảm vay nợ và giành được nhiểu hơn nữa những hợp đồng có lợi.
- Giúp công nhân phát huy khả năng hoàn thành mục tiêu của công ty, bằng cách đặc biệt nhấn mạnh đến các mặt như triển khai chính sách và các hoạt động tự nguyện.

2. Ông Kaoru Ishikawa, Chủ tịch Viện công nghệ Mushashi - Giáo sư danh dư Đại học Tokyo - đã liệt kê 6 đặc trưng của TQC, như sau:
- TQC trong toàn Công ty, mọi người cùng tham gia.
- Quan tâm đầy đủ đến đào tạo, huấn luyện.
- Kích thích các hoạt động của Nhóm chất lượng.
- Kiểm tra toàn diện ở các bộ phận thiết kế, sản xuất, dịch vụ bán và sau khi bán.
- Ứng dụng SPC trong kiểm tra.
- Đẩy mạnh TQC trong toàn ngành, trong toàn quốc.

💥Tham gia ngay Khoá học Chuyên gia Kiểm soát chất lượng - QC Yellow Belt tại Viện UCI để cập nhật thêm nhiều kiến thức cũng như sở hữu vô vàn tài liệu thực tế hữu ích cho công cuộc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng QCS tại các doanh nghiệp!!
===========
🎯Lịch khai giảng khóa học QC Yellow Belt:
- Ca tối 246 (19h00-21h00): 22/05/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 11/06/2023 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 02/07/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)
* Học phí: 2.950.000 vnđ/học viên
** Ưu đãi thêm 5% cho nhóm 5 người, 10% cho nhóm 10 người
-----------
𝐕𝐢ệ𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐂ứ𝐮 𝐐𝐮ả𝐧 𝐓𝐫ị 𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐔𝐂𝐈
☎️ Hotline: 0919.036.365 - 0909.037.365
🏢 Address: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1
🌐 Website: uci.vn
📧 Email: info@uci.vn

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

🌗QCS và KCS khác nhau như thế nào?

So sánh giữa QCS và KCS


🔥Tầm quan trọng của việc kiểm tra định kỳ chất lượng trong QCS

Trong quá trình sản xuất cần có những qui định thật chi tiết tỉ mỉ nhiệm vụ của từng nguyên công, của từng người để giảm hoặc tránh những sai sót mắc phải. Tuy nhiên việc kiểm tra định kỳ chất lượng các chi tiết và thành phẩm cũng không thể bỏ qua được. Đó là một việc làm cần thiết ở bất kỳ trình độ của QCS.

🌠Thí dụ

Việc kiểm tra ở một nhà máy sản xuất ô tô như sau:
👉 Khung xe ô tô con được kiểm tra như sau – Một trong 3000 cái phải thử trong phòng nhiệt có chất lỏng chứa axit trong thời gian 40 – 48 giờ. Nếu ở ngoài trời, khung xe được thử nghiệm trong 3 năm. Ngoài ra người ta còn lấy 1 trong số 1000 khung xe thử chất lượng hàn trong các máy phá hủy làm long mối hàn. Kiểm nghiệm vòng găng (xec măng) như sau. Vòng găng được chọn trong lô hàng phải qua 10 loại khảo nghiệm cơ bản.
👉 Kiểm nghiệm lốp ô tô: được bắt chước các điều kiện đường sá thực tế. Công ty “U.S Ruber Co” hàng năm tiến hàng 90 triệu lần khảo nghiệm.
👉 Khảo nghiệm chi tiết của trục truyền động. Thí dụ như Công ty “Clarle” tiến hàng trên 400 triệu đồng tác khảo nghiệm, trong đó 40 triệu đồng tác khảo nghiệm vỏ cầu và chi tiết trục. Số mẫu kiểm tra hàng năm của hãng là 3000 mẫu.
👉 Khảo nghiệm thiết bị lọc và thiết bị làm sạch không khí. Một công ty đã nghiên cứu vấn đề này trong 10 năm. Đó là Công ty Donaldson. Mỗi năm họ thực hiện 5 triệu khảo nghiệm theo 50 phương pháp. Chi phí cho khảo nghiệm chiếm 3% tổng thu nhập của Công ty.

Song song với việc kiểm tra kỹ thuật về chất lượng các chi tiết và thành phẩm, còn tiến hành kiểm tra toàn bộ quá trình bằng Thống kê (SPC)Những thí nghiệm và kiểm tra đã tiêu tốn nhiều tiền bạc của Công ty. Nhưng ở thời điểm này, đó là những kiểm tra cần thiết.
Những thí dụ nêu trên đây, gợi cho chúng ta những suy nghĩ về cung cách làm ăn hiện nay của nhiều xí nghiệp, công ty ở Việt Nam.

💥Tham gia ngay Khoá học Chuyên gia Kiểm soát chất lượng - QC Yellow Belt tại Viện UCI để cập nhật thêm nhiều kiến thức cũng như sở hữu vô vàn tài liệu thực tế hữu ích cho công cuộc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng QCS tại các doanh nghiệp!!
======
🎯Lịch khai giảng khóa học QC, HSE, FSMS Yellow Belt:
- Ca tối 246 (19h00-21h00): 22/05/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 11/06/2023 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 02/07/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)
* Học phí: 2.950.000 vnđ/học viên
** Ưu đãi thêm 5% cho nhóm 5 người, 10% cho nhóm 10 người
-----------
𝐕𝐢ệ𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐂ứ𝐮 𝐐𝐮ả𝐧 𝐓𝐫ị 𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐔𝐂𝐈
☎️ Hotline: 0919.036.365 - 0909.037.365
🏢 Address: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1
🌐 Website: uci.vn
📧 Email: info@uci.vn

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2023

🌈Lịch khai giảng mới nhất tháng 5, 6 & 7/2023🌈

🌻Ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22-05 là một ngày do Liên Hợp Quốc lập ra nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về các vấn đề đa dạng sinh học. Để thúc đẩy kêu gọi mọi người cùng hành động, chủ đề được đặt ra cho năm 2023 là Từ thoả thuận đến hành động: Xây dựng lại Đa dạng sinh học.

🌻Cùng chào mừng ngày lễ thế giới này, Viện UCI xin cập nhật lịch khai giảng mới nhất các chương trình hệ thống quản lý chất lượng cho các bạn học viên!!

🔹 Khóa học cơ bản (Yellow Belt) QAQC, HSE, FSMS, ISO:

- Ca tối 246 (19h00-21h00): 22/05/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 11/06/2023 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 02/07/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)
* Học phí: 2.950.000 vnđ/học viên (đã bao gồm VAT, tài liệu)
🔥 Đặc biệt: Ưu đãi học phí nhóm giảm thêm 5% nhóm gồm 5 học viên, giảm 10% nhóm gồm 10 học viên (áp dụng cho tất cả các khóa học tại UCI).
💚 Các khoá học đã bao gồm tài liệu, teabreak, chứng chỉ.
---> NHANH TAY ĐĂNG KÝ ĐỂ GIỮ CHỖ THÔI NÀO!!!
👉 Link đăng ký nhanh: https://uci.vn/dang-ky-hoc.php
💌 Để biết thêm chi tiết về các khoá học hãy gọi ngay hotline của chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé!
#lichkhaigiangvienuci #khoahocyellowbelt #hse #qaqc #fsms #khoahocgreenbelt #chungchiquocte #chungchisongngu
------------
𝐕𝐢ệ𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐂ứ𝐮 𝐐𝐮ả𝐧 𝐓𝐫ị 𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐔𝐂𝐈
☎️ Hotline: 0919.036.365 - 0909.037.365
🏢 Address: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1
🌐 Website: uci.vn
📧 Email: info@uci.vn


Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

🌟SPC là gì? Kiểm soát quy trình thống kê

 🔥Ưu thế của QCS

1. Tôn trọng hoàn toàn nhân cách của mọi thành viên (Taylo kéo, dựa vào lòng tin trong cộng đồng).

2. Thống nhất nỗ lực mọi thành viên, tạo ra hệ thống nhịp nhàng trong mọi hoạt động.

3. Kích thích ước vọng mọi thành viên đạt tới mức chất lượng cao nhất bằng nghiên cứu, triển khai sản phẩm mới, từ đó họ say mê học tập để sáng tạo.

4. SPC giúp mọi thành viên tìm ra nguyên nhân của sai sót để đưa ra những quyết định hiệu quả nhằm tránh các sai sót lặp lại.

5. Xác định đúng vai trò của quản trị hành chính, tổ chức hợp lý bộ máy hành chính để đảm bảo thông tin thông suốt và chống quan liêu, tham nhũng.

6. Coi ZD (Zero Defects) – làm việc không lỗi, là kim chỉ nam cho hành động. Phương châm đơn giản nhất nhưng khó thực hiện nhất.

7. Nâng cao sự phồn thịnh, uy tín (GOODWILL) của doanh nghiệp, nâng cao lợi nhuận và thu nhập của thành viên.


📈Áp dụng SPC (Statistical Process Control)

Kiểm soát quy trình thống kê (SPC) được định nghĩa là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê để kiểm soát quy trình hoặc phương pháp sản xuất. Các công cụ và quy trình SPC có thể giúp theo dõi hành vi của quy trình, khám phá các sự cố trong hệ thống nội bộ và tìm giải pháp cho các sự cố sản xuất. Kiểm soát quy trình thống kê thường được sử dụng thay thế cho kiểm soát chất lượng thống kê (SQC).

💬QCS thường được gọi là quản trị thông tin chính xác, kịp thời.
Kaoru Ishikawa khuyên chúng ta rằng:
“Bạn chớ có tin những số liệu như độ chính xác của thiết bị được triển lãm hay những kết quả phân tích hoá học mà người ta đưa cho bạn”.

Tác giả hàm ý rằng, thu lượm được những thông tin chính xác là một việc rất khó khăn. Ở nhiều nước, việc sử dụng số liệu giả trong quản trị là một hiện tượng khá phổ biến. Chúng ta chắc ai cũng đã từng nghe thấy:
“Nếu tôi nói sự thật với lãnh đạo của tôi, thì sẽ làm ông ta tức giận, và tôi có thể mất việc”.

🌞Nguyên nhân của số liệu giả là ở chỗ nào? Thường cán bộ lãnh đạo là người có lỗi.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, trong 100 sai sót, số liệu giả, thì 60-80 trường hợp là do kết quả hành động của lãnh đạo, 20-40 trường hợp là do lỗi của những người cấp dưới.

Muốn QCS có hiệu quả thì thông tin phải thật chính xác.
Ngoài tính chính xác, những thông tin đưa ra phải có khả năng lượng hoá được. Nếu không lượng hoá được sẽ rất khó khăn cho xử lý. Làm việc này không dễ dàng, nhất là ở Việt Nam khi mà các nhà quản trị chỉ thích mô tả quá trình quản trị bằng các mỹ từ, hoặc chỉ lượng hoá tài chính bằng số lãi thu được.
Công cụ quan trọng trong QCS, theo kinh nghiệm của nhiều nước, là SPC dựa trên cơ sở thống kê – toán. Công cụ này đã được áp dụng ở nhiều nước và đem lại hiệu quả không nhỏ (Nhật, Mỹ, EU…)
Tuy nhiên, đa số các nhà quản trị thường hết sức e ngại khi nói đến thống kê – toán trong QCS, và xem kỹ thuật kiểm tra như quả núi cao, khó vượt qua.

✨Thông cảm với khó khăn này, các nhà toán học kỹ thuật Nhật Bản và thế giới đã xây dựng, truyền bá “kỹ thuật kiểm tra chất lượng” (Quality Control Techniques hay Statistical Process Control) một cách rất thuận tiện và thực dụng. Đó là 7 công cụ kiểm tra:
1. Biểu đồ quá trình (Flowcharts)
2. Biểu đồ Pareto (Pareto Charts)
3. Sơ đồ nhân quả (Cause – and – Effect Diagrams)
4. Phiếu kiểm tra (Check Sheets)
5. Biểu đồ phân bố mật độ (Histograms)
6. Biểu đồ kiểm soát (Control Charts)
7. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagrams)
7 công cụ này có thể ví như 7 loại đồ dùng tối cần đối với người phụ nữ tân tiến. Đó là: kéo, kim, chỉ, gương, lược, kẹp tóc và phấn son. Sử dụng đúng các kỹ thuật trên, có thể dễ dàng tìm ra sai sót, bảo đảm nâng cao chất lượng, giảm chi phí xã hội.

👉Nhận thấy tầm quan trọng của 7 công cụ trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, Viện UCI luôn coi trọng giảng dạy tỉ mỉ và chi tiết nội dung bài học liên quan cũng như cung cấp các phần mềm quan trọng giúp học viên có thể thực hành và sử dụng trong quá trình làm việc. Nội dung được tích hợp trong các khóa học cơ bản QC Yellow BeltHSE Yellow BeltFSMS Yellow Belt.
=======
🎯Lịch khai giảng khóa học QC, HSE, FSMS Yellow Belt:
- Ca tối 246 (19h00-21h00): 22/05/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 11/06/2023 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 02/07/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)
* Học phí: 2.950.000 vnđ/học viên
** Ưu đãi thêm 5% cho nhóm 5 người, 10% cho nhóm 10 người
-----------
𝐕𝐢ệ𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐂ứ𝐮 𝐐𝐮ả𝐧 𝐓𝐫ị 𝐊𝐢𝐧𝐡 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐔𝐂𝐈
☎️ Hotline: 0919.036.365 - 0909.037.365
🏢 Address: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1
🌐 Website: uci.vn
📧 Email: info@uci.vn

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

🌈Đặc điểm và mục tiêu trong QCS

✨Quản trị chất lượng là gì?

Quản trị chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.

🌈Vai trò của quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khách hàng sẽ được hưởng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao thông qua sự nhất quán của các quy trình. Hướng đến sự hài lòng của khách hàng là một nguyên tắc kinh doanh hiệu quả, vì niềm vui có thể giúp biến những vị khách mới trở thành khách hàng thân thiết, giúp thu thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

🏆Đặc điểm Quản trị chất lượng

💎Đặc điểm lớn nhất của QCS là thay đổi triết lý trong quản trị kinh doanh. Nhiều công ty ở nhiều nước nhờ nhận thức đúng đắn và nghiêm túc về QCS đã đạt được những thành công rực rỡ. Các công ty này định hướng kinh doanh của mình vào những mục tiêu sau:

👉 Chất lượng là số 1 chứ không phải lợi nhuận nhất thời. Theo Dr Deming (Mỹ), nếu một doanh gia chỉ quan tâm đơn thuần đến lợi nhuận, thì cũng tựa như người lái xe chỉ nhìn vào gương chiếu hậu trong lúc lái xe mà thôi.
👉 Kinh doanh vì người tiêu dùng chứ không phải lấy người tiêu dùng làm phương tiện kinh doanh. Giai đoạn sau của sản xuất là người tiêu thụ sản phẩm của công ty.
👉 Bảo đảm thông tin và áp dụng kiểm tra quá trình bằng thống kê (Statistical Process Control- SPC)
👉 Con người yếu tố số 1 trong hệ thống QCS. Hãy thu hút tất cả vào QCS. Trách nhiệm lớn nhất của QCS là người lãnh đạo.
👉 Quản trị theo chức năng, quản trị chéo hay quản trị theo quá trình (MBP)


Mục tiêu định hướng trong đặc điểm quản trị chất lượng

Các bước của hệ thống quản trị chất lượng QCS

👉 Xây dựng chương trình QCS, kế hoạch hóa nâng cao chất lượng sản phẩm (CLSP). Xác định một chính sách hợp lý trên cơ sở những nhu cầu và khả năng của xã hội đối với các ngành sản xuất, các nhóm sản phẩm hoặc từng loại sản phẩm riêng biệt.
👉 Triển khai thiết kế SP và các phương án sản xuất thử, hiệu chỉnh, sản xuất hàng loạt những sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu.
👉 Tổ chức hệ thống phòng ngừa và kiểm tra chất lượng từ những khâu đơn giản nhất, đến khâu cuối cùng của sản xuất, có mạng lưới và các biện pháp theo dõi CLSP trong quá trình sử dụng. Tìm cho được những nguyên nhân đưa đến phế phẩm, khuyết tật, chất lượng thấp và điều chỉnh kip thời trong từng thời khắc để tiến tới sản xuất không phế phẩm, hoặc giảm thiểu tối đa tỷ lệ sai hỏng.
👉 Theo dõi chất lượng và bảo dưỡng hàng hóa trong lưu thông, trong sử dụng, bảo hành và sửa chữa những sai sót, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, giữ uy tín của sản xuất đối với thị trường.
👉 Điều tra và dự doán những nhu cầu phát sinh của thị trường, trưng cầu ý kiến của khách hàng, nắm bắt đúng lúc nhu cầu của thị trường, đề ra các phương án thiết kế sản xuất mới.
QCS là quá trình tác nghiệp thường xuyên, có kế hoạch, có định hướng, ở mọi cấp, tới các yếu tố để nâng cao dần và hoàn thiện CLSP sao cho phù hợp với nhu cầu của các loại thị trường khác nhau. 

📊Quản trị theo mục tiêu (MBO) và Quản trị theo quá trình (MBP)


Bảng so sánh Quản trị theo mục tiêu (MBO) và Quản trị theo quá trình (MBP)

Tham gia ngay khóa học QC Yellow Belt tại Viện UCI để cập nhật thêm các kiến thức và tài liệu hữu ích hỗ trợ trong quá trình phát triển bản thân cũng như xây dựng hệ thống quản trị chất lượng cho các doanh nghiệp.

🎯Lịch khai giảng khóa QC Yellow Belt

- Ca tối 246 (19h00-21h00): 22/05/2023 - Hình thức học ONLINE (16 buổi tối)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 11/06/2023 - Hình thức học ONLINE (8 ngày chủ nhật)
- Ca cả ngày chủ nhật (8h30-16h00): 02/07/2023 - Hình thức học OFFLINE (8 ngày chủ nhật)
* Học phí: 2.950.000 vnđ/học viên