Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

🍀ISO 14064 - Tiêu chuẩn về phát thải khí nhà kính

 

Tổng quan về ISO 14064

Vào tháng 3 năm 2006, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã hoàn thành quá trình phát triển kéo dài 4 năm của ISO 14064, tiêu chuẩn quốc tế này gồm ba phần cho các hoạt động quản lý khí nhà kính, bao gồm cả việc phát triển kiểm kê phát thải của doanh nghiệp. Hơn 175 chuyên gia đại diện cho 45 quốc gia đã đóng góp vào quá trình phát triển. Tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu tối thiểu đối với kiểm kê KNK, cung cấp một cấu trúc cơ bản để có thể thực hiện việc đánh giá độc lập nhất quán và đáng tin cậy. Tiêu chuẩn ISO 14064 cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một nền tảng sẵn sàng về các phương pháp hay nhất để xây dựng chương trình giảm thiểu khí nhà kính. ISO 14064 cung cấp cho tổ chức cơ hội cải thiện tính nhất quán, tăng tính linh hoạt.

Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14064

ISO 14064 bao gồm ba phần, mỗi phần có một trọng tâm kỹ thuật khác nhau. Phần 1 của tiêu chuẩn có tiêu đề “Đặc điểm kỹ thuật với hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức” (“Specification with guidance at the organization level for quantification and reporting of greenhouse gas emissions and removals”). Phần này của tiêu chuẩn đề cập đến việc tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính của các tổ chức như các tập đoàn sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên để thu thập, hợp nhất và định lượng phát thải dữ liệu. Phần 3 của tiêu chuẩn có tiêu đề “Đặc điểm kỹ thuật với hướng dẫn xác nhận và xác minh các xác nhận khí nhà kính” (“Specification with guidance for the validation and verification of greenhouse gas assertions”). Phần này của tiêu chuẩn thiết lập quy trình xác minh tuyên bố về khí nhà kính, bao gồm kiểm kê của tổ chức, bất kể kiểm kê có được phát triển theo Phần 1 của tiêu chuẩn hay không. Quy trình xác minh này cũng được áp dụng cho dù việc xác minh được tiến hành bởi một bên thứ ba độc lập hay bởi các đánh giá viên nội bộ của tổ chức. Phần 2 của tiêu chuẩn đề cập đến việc định lượng và báo cáo lượng giảm phát thải từ các hoạt động của dự án. Cách tiếp cận riêng của phần 2 sẽ được đề cập trong các bài viết sau.
Sơ đồ quản lý phát thải khi triển khai dự án

Các khía cạnh chính của ISO 14064

ISO 14064, Phần 1 bao gồm tám phần chính với hơn 21 tiểu mục thảo luận về các vấn đề kiểm kê KNK cho các tổ chức. Lúc đầu, tiêu chuẩn thiết lập và xác định các nguyên tắc kiểm kê KNK chung về tính phù hợp, đầy đủ, nhất quán, chính xác và minh bạch. Các nguyên tắc này phục vụ để hỗ trợ cả việc giải thích tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn chung để giải quyết các vấn đề nằm ngoài các yêu cầu được thiết lập bởi tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn xác định ba khía cạnh chính để phát triển kiểm kê khí nhà kính cho tổ chức. Những khía cạnh này bao gồm thiết lập phạm vi kiểm kê, định lượng KNK và báo cáo KNK.

Phạm vi kiểm kê

Phạm vi kiểm kê sẽ được chia ra thành 2 phần: Phạm vi thuộc về tổ chức và phạm vi vận hành

Phạm vi thuộc về tổ chức

Phạm vi thuộc về tổ chức đề cập đến việc xác định cơ sở nào được công nhận là một phần của tổ chức tiến hành kiểm kê và nên được đưa vào kiểm kê này. Có hai cách tiếp cận để xác định phạm vi tổ chức là dựa vào quyền kiểm soát và cổ phần vốn chủ sở hữu. Theo cách tiếp cận kiểm soát, một tổ chức xem xét các cơ sở mà tổ chức có thẩm quyền hoạt động hoặc thực hiện các chính sách tài chính, sau đó tính toán tất cả các phát thải khí nhà kính từ các cơ sở mà tổ chức có quyền kiểm soát. Theo cách tiếp cận chia sẻ vốn chủ sở hữu, tổ chức hạch toán lượng phát thải từ tất cả các cơ sở mà tổ chức có một số lợi ích vốn chủ sở hữu (cho dù là số ít), nhưng tỷ lệ phần trăm của tổng lượng khí thải sẽ được tính chỉ dựa trên tỷ lệ cổ phần sở hữu trong một cơ sở hoặc doanh nghiệp phụ.

Phạm vi vận hành

Phạm vi vận hành đề cập đến các hoạt động hoạt động tại một cơ sở được bao gồm trong bản kiểm kể. Phát thải KNK trực tiếp, hoặc phát thải từ các hoạt động trực tiếp dưới sự kiểm soát của tổ chức, chẳng hạn như đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra nhiệt, luôn được đưa vào bản kiểm kê. Phát thải KNK gián tiếp, hoặc phát thải phát sinh từ các hoạt động của tổ chức nhưng được tạo ra bên ngoài phạm vi kiểm soát trực tiếp của tổ chức, có thể đưa vào hoặc không. Phát thải gián tiếp từ sản xuất điện luôn được bao gồm trong bản nhưng các phát thải gián tiếp khác, chẳng hạn như phát thải do nhân viên đi lại trên các phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức (ví dụ: các hãng hàng không thương mại) thì có thể lựa chọn thêm vào hoặc không.

Định lượng KNK

ISO 14064 Phần 1 thiết lập quy trình định lượng phát thải khí nhà kính cho công cuộc kiểm kê. Các bước đầu tiên của quy trình này là xác định các nguồn phát thải cụ thể trong phạm vi hoạt động cũng như lựa chọn phương pháp định lượng phát thải áp dụng cho các nguồn đã xác định. Bước tiếp theo là thu thập dữ liệu theo yêu cầu của phương pháp đối với nguồn đó và xác định các hệ số phát thải đã thiết lập cho dữ liệu thu được. Cuối cùng, dữ liệu và các hệ số phát thải, được áp dụng nhất quán với phương pháp định lượng, được sử dụng để định lượng lượng phát thải từ các nguồn phát thải riêng lẻ. Lượng phát thải được định lượng cho từng nguồn sau đó được hợp nhất với các nguồn khác trong phạm vi hoạt động, nhưng phải đảm bảo rằng các nguồn phát thải trực tiếp và gián tiếp được tách biệt.


Báo cáo KNK

Đối với báo cáo kiểm kê KNK, ISO 14064 thiết lập rằng báo cáo cho từng giai đoạn báo cáo phải xác định phạm vi tổ chức của doanh nghiệp, lượng phát thải KNK từ các hạng mục hoạt động riêng lẻ và phương pháp được sử dụng để định lượng các phát thải đó. Báo cáo nên bao gồm giải thích thích hợp về các thành phần kiểm kê này, đặc biệt là bất kỳ loại trừ nào từ bên trong phạm vi đã thiết lập hoặc điều chỉnh phương pháp luận. Báo cáo cũng phải xác định những tiêu chuẩn cụ thể nào (bao gồm cả ISO 14064 chẳng hạn) hoặc các chương trình mà kiểm kê đã thực hiện và liệu việc xác minh các tiêu chuẩn hoặc chương trình này đã được thực hiện hay chưa. Điều quan trọng cần lưu ý là trong hầy hết các trường hợp, các yếu tố chính để tiến hành kiểm kê nhà kính theo ISO 14064 thường mang tính nhất quán với những khía cạnh của Giao thức báo cáo KNK (Greenhouse Gas Protocol – GHG Protocol) đã được công nhận rộng rãi: Đây là tiêu chuẩn báo cáo và kế toán doanh nghiệp được phát triển bởi Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới (WBCSD) và Viện Tài nguyên Thế giới (WRI). Sự khác biệt giữa hai tài liệu này là Giao thức báo cáo KNK sẽ xác định, giải thích và cung cấp các tùy chọn cho các thực hành tốt nhất về kiểm kê KNK, trong khi ISO 14064 thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu để tuân thủ các thực hành tốt nhất này. Mặc dù khác nhau ở một số lĩnh vực nhỏ, giao thức và tiêu chuẩn ISO là các tài liệu bổ sung cho nhau, tiêu chuẩn ISO xác định những việc cần làm và Giao thức KNK giải thích cách thực hiện và cách tổ chức phát triển kiểm kê KNK, việc sử dụng cả hai tiêu chuẩn ISO và Giao thức này làm tài liệu tham khảo sẽ giúp tổ chức tối đa hoá lợi ích của mình.
Ví dụ về lượng phát thải tại một doanh nghiệp

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

Ví dụ dễ hiểu về Tư duy dựa trên rủi ro - ISO 9001

 

Tư duy dựa trên rủi ro

  • Điều đổi mới trong phiên bản 2015 của ISO 9001 là nhằm xây dựng một hệ thống tiếp cận dựa trên đánh giá rủi ro, thay vì xem “phòng ngừa” là một thành phần riêng biệt của hệ thống quản lý chất lượng.
  • Rủi ro vốn luôn tồn tại trong từng khía cạnh của hệ thống quản lý chất lượng, trong các hệ thống, quá trình và hoạt động của doanh nghiệp. Tư duy dựa trên rủi ro giúp đảm bảo nhận diện, xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn thông qua thiết kế và vận dụng hệ thống quản lý chất lượng.
  • So với những phiên bản ISO 9001 trước, điều khoản về hành động phòng ngừa được quy định riêng biệt thì việc tích hợp tư duy rủi ro cho toàn bộ tiêu chuẩn đã giúp việc phòng ngừa và giảm thiểu những tác động không mong muốn trở nên chủ động hơn thông qua các bước xác định và hành động từ sớm. Hành động phòng ngừa đã được tích hợp sẵn trong hệ thống quản lý dựa trên tư duy rủi ro.

Thực ra, tư duy dựa trên rủi ro là điều mà chúng ta rất quen thuộc và vẫn luôn áp dụng trong cuộc sống mỗi ngày.
Ví dụ: Chúng ta sẽ luôn quan sát giao thông mỗi khi muốn băng qua một con đường, và sẽ không tiến lên chặn đầu một chiếc xe đang di chuyển.

Tư duy dựa trên rủi ro luôn có trong ISO 9001 – bản sửa đổi này tích hợp tư duy đó vào toàn bộ hệ thống quản lý.

Trong ISO 9001:2015, tư duy rủi ro cần được cân nhắc ngay từ bước bắt đầu và xuyên suốt trong hệ thống, các hành động phòng ngừa phải luôn được đảm bảo có sẵn từ bước lập kế hoạch, vận hành, phân tích và đánh giá.

Tư duy dựa trên rủi ro đã trở thành một phần của quá trình tiếp cận.

Không phải tất cả quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng đều có cùng mức độ rủi ro, một vài quá trình sẽ yêu cầu thiết lập và kiểm soát kế hoạch cẩn trọng hơn những quá trình khác.
Ví dụ: Tôi nên trực tiếp băng qua đường hay tôi nên đi trên cầu. Việc xem xét các rủi ro sẽ quyết định lựa chọn của tôi.

Thông thường mọi người đều nghĩ rằng rủi ro sẽ chỉ mang lại kết quả xấu, nhưng thực ra ảnh hưởng của rủi ro có thể tiêu cực hoặc tích cực.
Trong 9001:2015, cơ hội và rủi ro đều thường được đề cập chung với nhau. Cơ hội không phải là mặt tích cực của rủi ro. Cơ hội chính là tập hợp các tình huống để có thể đạt được một điều gì đó. Nắm bắt cơ hội hay không sẽ thể hiện mức độ rủi ro khác nhau.
Ví dụ: Nếu tôi trực tiếp băng qua đường sẽ đem lại cơ hội qua đường nhanh hơn, nhưng đồng thời cũng gia tăng rủi ro gặp tai nạn giao thông.

Tư duy rủi ro xem xét cả tình hình hiện tại và những khả năng khi thay đổi.

Phân tích tình hình hiện tại sẽ mở ra cơ hội để cải tiến:
• Xây tàu điện ngầm ngay dưới con đường
• Đèn giao thông cho người đi bộ, hoặc
• Điều chuyển hướng lưu thông để khu vực đó không còn xe qua lại

Làm thế nào để áp dụng tư duy rủi ro?

Sử dụng tư duy rủi ro khi tiến hành thiết lập hệ thống quản lý và quá trình.

Xác định những rủi ro – tuỳ thuộc vào bối cảnh

Ví dụ:
Rủi ro khi băng qua đường lớn có nhiều phương tiện lưu thông tốc độ cao sẽ khác với đường nhỏ chỉ có vài chiếc xe qua lại. Ta cũng cần cân nhắc xem xét các yếu tố như thời tiết, tầm nhìn, khả năng di chuyển và mục tiêu cụ thể của mỗi người.
Tầm nhìn kém
Tầm nhìn kém làm tăng nguy cơ gặp tai nạn

Thấu hiểu rủi ro

Điều nào ta có thể chấp nhận và điều nào không thể chấp nhận được? Những lợi ích và bất lợi khi thực hiện lựa chọn này thay vì cái khác là gì?
Ví dụ: 
Mục tiêu: Tôi cần băng qua đường an toàn để đến buổi họp mặt đúng thời gian.
• Bị chấn thương sẽ là điều KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN
• Có mặt trễ là điều KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN
Đạt mục tiêu một cách nhanh chóng phải được cân bằng với khả năng chấn thương. Việc mà tôi có thể đến cuộc họp an toàn được xem là quan trọng hơn việc đến cuộc họp đúng giờ.
Vậy nên tôi CÓ THỂ CHẤP NHẬN việc tốn nhiều thời gian băng qua đường hơn khi sử dụng cầu dành cho người đi bộ nếu nguy cơ rủi ro xảy ra tai nạn cao hơn khi băng qua đường trực tiếp.
Quyết định chấp nhận hay không chấp nhận được
Tôi sẽ thực hiện phân tích tình hình. Cầu đi bộ cách tôi khoảng 200m và điều này sẽ tốn thêm thời gian di chuyển cho lịch trình của tôi. Thời tiết hiện tại rất tốt, tầm nhìn ổn và có thể thấy được rằng hiện tại không có quá nhiều xe lưu thông.
Vậy nên tôi quyết định trực tiếp băng qua đường do nguy cơ tai nạn ở mức thấp và tôi có thể đến cuộc họp đúng giờ.

Lập kế hoạch hành động để ứng phó với những rủi ro

Làm thế nào để có thể tránh hoặc loại bỏ rủi ro? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro?

Ví dụ: Tôi có thể loại bỏ rủi ro bị một phương tiện giao thông nào đó tông vào khi tôi sử dụng cầu đi bộ nhưng tôi đã quyết định chấp nhận rủi ro có thể xảy ra khi lựa chọn trực tiếp băng qua đường.
Tránh tai nạn xe
Bây giờ tôi sẽ lập kế hoạch làm thế nào để giảm thiếu nguy cơ xảy ra hoặc tác động khi xảy ra tai nạn. Tôi không thể mong đợi rằng sẽ kiểm soát được hậu quả khi bị xe tông nhưng tôi có thể hạn chế xác suất bị xe tông. Vì vậy, tôi đưa ra kế hoạch sẽ băng qua đường khi không có xe đang chạy gần tôi và điều này sẽ giảm khả năng xảy ra tai nạn. Tôi cũng dự định sẽ chỉ băng qua đường khi mà tầm nhìn rõ ràng.

Thực hiện kế hoạch – hành động

Ví dụ:
Tôi di chuyển sang bên lề đường, kiểm tra thấy rằng không có chướng ngại nào khi băng qua và cũng thấy rằng không có bất kỳ xe nào đang đi tới. Tôi vẫn tiếp tục quan sát liệu có chiếc xe nào đang chạy đến trong lúc tôi đang qua đường hay không.

Kiểm tra hiệu quả của hành động – liệu nó có giúp được không?

Ví dụ:
Tôi đã băng được đến bên kia đường một cách an toàn và đúng giờ: kế hoạch này đã có hiệu quả và đã tránh được các kết quả không mong muốn

Học hỏi từ kinh nghiệm – cải tiến

Ví dụ:
Tôi lặp lại kế hoạch trong vài ngày, tại các khoảng thời gian khác nhau và điều kiện thời tiết khác nhau.
Điều này cung cấp cho tôi dữ liệu để có thể hiểu được việc bối cảnh thay đổi (thời gian, thời tiết, số lượng xe) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của kế hoạch và làm tăng xác suất cho việc tôi không thể đạt được mục tiêu của mình (hoàn thành đúng hạn và tránh chấn thương)
Kinh nghiệm dạy cho tôi rằng việc băng qua đường tại thời điểm cụ thể trong ngày là điều khó khăn khi có quá nhiều xe lưu thông. Vì vậy, để có thể hạn chế rủi ro tôi thực hiện việc sửa đổi và cải tiến quá trình của mình bằng cách sử dụng cầu đi bộ trong những khung giờ này.
Cải tiến suy nghĩ
Tôi tiếp tục phân tích hiệu quả của quá trình và sửa đổi mỗi khi bối cảnh thay đổi.
Tôi cũng tiếp tục đưa ra những sáng kiến mới:
• Liệu tôi có nên thay đổi địa điểm họp mặt mà mọi người sẽ không cần phải băng qua đường?
• Liệu tôi có nên thay đổi thời gian họp mặt khi mà con đường trở nên thông thoáng và dễ băng qua hơn?
• Liệu tôi có nên tổ chức cuộc họp Online?
họp online

Kết luận về tư duy dựa trên rủi ro

Tư duy rủi ro:
• Không phải là khái niệm mới
• Là điều mà chúng ta đã luôn áp dụng
• Là điều vẫn luôn tiếp diễn
• Đảm bảo nâng cao nhận thức rủi ro và cải thiện các bước chuẩn bị
• Nâng cao xác suất đạt được mục tiêu
• Giảm thiểu xác suất xảy ra kết quả không mong muốn
• Xây dựng thói quen phòng ngừa



Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

🎊Chào mừng Ngày An toàn thực phẩm thế giới 07/06

✨Ngày An toàn thực phẩm thế giới

💬Ngày 7/6 đã được Đại hội đồng Y tế thế giới công nhận trở thành Ngày An toàn thực phẩm thế giới hằng năm. Ngày An toàn thực phẩm thế giới (World Food Safety Day – WFSD) lần thứ 5 sẽ được tổ chức vào ngày 7/6/2023 với mục tiêu thu hút sự chú ý và truyền cảm hứng để mọi người cùng hành động nhằm ngăn ngừa, xác định và quản lý rủi ro gây bệnh thực phẩm, góp phần xây dựng nên sự an ninh thực phẩm, sức khoẻ con người, sự phát triển nền kinh tế, sản lượng nông nghiệp, tiếp cận thị trường, sự phát triển của ngành du lịch cũng như mục tiêu phát triển bền vững.
🌻An toàn thực phẩm cứu sống trăm sinh mạng. Đây không chỉ là một yếu tố quan trọng đối với an ninh lương thực mà còn đóng một vai trò to lớn trong việc ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh thực phẩm. Mỗi năm đều có 600 triệu người mắc bệnh bởi gần 200 loại tác nhân gây bệnh khác nhau. Những người nghèo và những đứa trẻ chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mắc phải những căn bệnh này. Ngoài ra, 420 000 chính là số người tử vong mỗi năm bởi những căn bệnh thực phẩm mà chúng ta có khả năng phòng ngừa. 
Ngộ độc thực phẩm
💮Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thống kê, do quản lý kém an toàn thực phẩm, trung bình mỗi ngày có 1.600.000 mắc bệnh, 340 đứa trẻ dưới 5 tuổi tử vong do những căn bệnh thực phẩm có khả năng phòng ngừa và 200 căn bệnh (từ tiêu chảy cho đến ung thư) bắt nguồn từ thực phẩm kém chất lượng. Theo đó, 1/10 dân số thế giới hằng năm đều chịu tác động từ những căn bệnh này, vậy nên tiêu chuẩn An toàn thực phẩm đã được đưa ra nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiêu thụ thực phẩm an toàn.

📍Ngày An toàn thực phẩm thế giới được xem như một cách quan trọng để:

• Nâng cao nhận thức về những vấn đề An toàn thực phẩm cho mọi người
• Chỉ ra cách phòng ngừa bệnh tật thông qua An toàn thực phẩm
• Thảo luận các phương pháp tiếp cận hiệu quả để cải thiện An toàn thực phẩm giữa các ngành
• Đưa ra những giải pháp và cách thức tăng cường An toàn thực phẩm.

🍀Vì sao cải thiện An toàn thực phẩm lại quan trọng?

👉Chìa khoá để duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường sức khoẻ của mọi người nằm ở sản xuất đủ lượng thực phẩm an toàn cho mọi người. Bệnh thực phẩm thường là những căn bệnh có tính truyền nhiễm hoặc độc hại. Bệnh gây ra bởi những loại vi khuẩn, virut, ký sinh trùng hoặc các hoá chất độc hại khó nhìn thấy bằng mắt thường, chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua những thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm.
💎An toàn thực phẩm đóng một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo thực phẩm luôn “sạch” trong mọi khâu trong dây chuyền sản xuất – từ giai đoạn chuẩn bị cho tới giai đoạn tiêu thụ, cụ thể là từ khâu gieo trồng cho đến khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản và phân phối sản phẩm.
An toàn thực phẩm trong trường học
🌰Thực phẩm kém chất lượng là mối đe doạ đối với sức khoẻ và kinh tế của con người với con số lên đến 600 triệu ca bệnh liên quan đến thực phẩm mỗi năm, điều này càng gây áp lực nặng nề tới những người vốn có sức khoẻ kém và những hộ nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em… Ước tính khoảng 420 000 người tử vong mỗi năm khi tiêu thụ phải thực phẩm ô nhiễm và những đứa trẻ dưới 5 tuổi thường phải chịu hơn 40% tác động của bệnh với số trẻ em tử vong lên đến 125 000 hằng năm.
👉Do đó, Ngày An toàn thực phẩm thế giới 7/6 này mang một ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức an toàn của mọi người và khuyến khích hành động duy trì an toàn thực phẩm không chỉ trong quá trình gieo trồng, chế biến và phân phối của nhà sản xuất mà còn thúc đẩy người dân nuôi dưỡng những thói quen đảm bảo an toàn trong quá trình tiêu thụ thực phẩm như 10 nguyên tắc vàng mà tổ chức Y tế thế giới WHO đã từng đưa ra.

💼Làm thế nào các doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm?

📑Các tiêu chuẩn An toàn thực phẩm như ISO 22000HACCPBRCFSSC 22000,… ra đời chính tựa như lời giải cho vấn đề này. Những tiêu chuẩn đề ra những điều khoản quản lý nghiêm ngặt xuyên suốt các quá trình sản xuất thực phẩm, ngay từ giai đoạn lựa chọn nguyên liệu từ nhà cung cấp, đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị cho đến các dịch vụ sau khi giao sản phẩm đến khách hàng. Với mục tiêu chung là đảm bảo an toàn thực phẩm nâng cao sự hài lòng của khách hàng, những tiêu chuẩn không ngừng yêu cầu cải tiến liên tục, điều này giúp cho các doanh nghiệp ngày nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như hình ảnh thương hiệu và độ tin cậy với khách hàng. Hơn nữa, cải tiến liên tục chính là các bậc thang đưa các doanh nghiệp thành công gặt hái được những thành quả phát triển bền vững trong tương lai.
Các tiêu chuẩn hệ thống an toàn thực phẩm
🍁Tuy nhiên, nghiêm túc tuân thủ các tiêu chuẩn cũng là thái độ vô cùng thiết yếu quyết định sự thành bại trong việc duy trì hệ thống quản lý của một doanh nghiệp. Vậy nên ngay từ những bước đầu, từ lãnh đạo cho đến nhân viên đều cần được đào tạo kỹ lưỡng để không ngừng nâng cao nhận thức xây dựng, duy trì hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn, đặc biệt các tiêu chuẩn An toàn thực phẩm.

💠Có thể nói, nền tảng kiến thức được xem là yếu tố quan trọng bất kể trong lĩnh vực nào, với các giảng viên hơn 20 năm đào tạo và tư vấn trong lĩnh vực quản trị chất lượng, Viện UCI hiểu rất rõ tầm quan trọng này và luôn chú trọng trong việc xây dựng nền tảng cho mọi học viên. Chính sách bảo hành khoá học 12 tháng (học bù, học lại miễn phí) cũng được Viện đưa ra nhằm đảm bảo hỗ trợ tối đa học viên nắm vững kiến thức trợ giúp cho sự phát triển trong tương lai của cá nhân và cả doanh nghiệp.

👉Tham khảo ngay khoá học An toàn thực phẩm FSMS Yellow Belt của Viện UCI hoặc liên hệ Viện để được tư vấn chi tiết khoá học phù hợp với ngành nghề.